Corona đã ăn thịt " China" thế nào?

  • Tạo bởi Tạo bởi Cqson
  • Start date Start date

Cqson

Địt Bùng Đạo Tổ
Dịch virus corona mới xuất hiện tại Vũ Hán ngay trước Tết, thời kỳ « xuân vận » với luồng người di chuyển đông đảo nhất trên trái đất. Nếu kịch bản tệ hại nhất trở thành sự thật, các biện pháp đối phó của cộng đồng quốc tế và Trung Quốc không ngăn chận nổi dịch bệnh thì sao ? Đỉnh điểm của nạn dịch có thể vào tháng Hai, và như vậy cần suy nghĩ về các hậu quả địa chính trị cũng như kinh tế.
Trong một kịch bản ít bi đát hơn, nếu Bắc Kinh sớm chiến thắng được con virus, thiệt hại có thể giảm đi. Chẳng hạn hồi dịch SARS năm 2003, tăng trưởng bán lẻ của Trung Quốc đã chạm đáy với 4,3%, nhưng sau đó nhanh chóng hồi phục lên mức 9,7%. Tương tự, vận chuyển hành khách giảm 42% vào tháng Năm, 22% vào tháng Sáu năm 2003 và tăng lên lại vào tháng Chín. Tuy nhiên hậu quả tiềm tàng của dịch bệnh với nền kinh tế Trung Quốc và thế giới là không nhỏ.
Tập đoàn Nissan của Nhật, PSA và Renault của Pháp nhấn mạnh sẽ ngừng sản xuất tại Trung Quốc và đưa nhân viên nước ngoài ra khỏi Hoa lục. Thị trường chứng khoán toàn cầu và giá dầu có phản ứng rất nhanh: chỉ số S&P 500, Nasdaq, Dow Jones đều sụt giảm, đặc biệt thị trường Thượng Hải giảm kỷ lục.
Theo Andrew Milligan, phụ trách chiến lược toàn cầu của Aberdeen Standard Investments, « Ngay cả khi giả định là chính quyền chận được nạn dịch, vẫn có cú sốc kinh tế trong ngắn hạn ». Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng các nhà đầu tư ngắn hạn có thể bị tác động tiêu cực về chính trị và kinh tế từ virus corona.
Trường hợp tập đoàn Alibaba là một ví dụ điển hình. Alibaba là biểu tượng cho một Trung Quốc đương đại với tư cách siêu cường, tên của nó đồng nghĩa với sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Thật xui xẻo cho Alibaba, virus corona đang tấn công vào chính bản sắc của tập đoàn này. Tại nhiều nước, người mua chia sẻ sự sợ hãi khi nhận các kiện hàng từ Trung Quốc, trong đó có công ty nổi tiếng nhất là Alibaba. Cổ phiếu của tập đoàn bỗng xuống dốc không phanh.
Ý nghĩa địa chính trị
Như đã nói ở trên, virus corona lan tràn trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung và nền kinh tế Trung Quốc đang đi xuống. Để đối phó với thách thức lớn như thế, Trung Quốc cần huy động nguồn lực của toàn quốc và 1,4 tỉ công dân. Nay phải tập trung nguồn lực vào việc chống dịch bệnh, kinh tế Trung Quốc có thể đành phải « ngủ đông », thậm chí tạm thời rút khỏi chính trị thế giới nếu cần thiết. Hậu quả về địa chính trị và kinh tế là rất lớn trong tương lai gần, nếu Bắc Kinh xác định rằng, với tình hình bi đát như thế, tạm thời ẩn dật có thể là biện pháp tốt nhất.
Hoa Kỳ sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất. Kinh tế Trung Quốc tiếp tục đi xuống, tác động của cuộc khủng hoảng hiện nay đến cỡ nào vẫn chưa rõ. Tạm thời, cán cân sức mạnh nghiêng về phía Mỹ.
Hiện tại, các nhóm nước có chính sách đối ngoại độc lập vốn thường đối nghịch với quan điểm của Hoa Kỳ, đặc biệt là Iran, Trung Quốc, Nga và nay là Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn rằng khi họ tham gia một « trục », thì tất cả thành viên phải có khả năng kháng cự lại Mỹ và phương Tây nói chung. Nhưng nếu một nước đứng ra bên ngoài, nhất là từ trục Trung-Nga-Iran, cán cân quyền lực toàn cầu sẽ nghiêng về phương Tây. Như vậy việc Trung Quốc quy ẩn giang hồ sẽ là ác mộng cho Nga và Iran.
Tuy vậy Trung Quốc cũng có thể có được một ít tác động tích cực từ khủng hoảng, vì các cuộc biểu tình đông đảo ở Hồng Kông luôn gây khó chịu có Bắc Kinh từ mùa hè 2019 có thể ngưng lại vì sự nguy hiểm của virus corona. Dù đã có 10 trường hợp nhiễm bệnh, tất cả đều từ Hoa lục sang, người dân vẫn biểu tình đòi đóng cửa toàn bộ biên giới, và mới đây các nhân viên y tế đã đình công để hỗ trợ.
Dịch corona đã gây ra tình huống bi hài là năm 2019 chính quyền Hồng Kông cố gắng cấm mang khẩu trang ở nơi công cộng, còn bây giờ thì phải kêu gọi người dân trang bị để tránh virus lây lan.
Các thuyết âm mưu nảy nở. Chẳng hạn chính khách Nga Vladimir Zhirinovsky cho rằng con virus này do người Mỹ tạo ra để làm hại Trung Quốc. Hồi năm 2013 đại tá không quân Trung Quốc Dai Xu cũng cáo buộc chính phủ Mỹ đã thả con virus cúm gà H7N9 vào Trung Quốc để tiến hành chiến tranh sinh học. Ngược lại, giả thiết virus corona là từ chương trình vũ khí sinh học của Trung Quốc và Viện Vi trùng học Vũ Hán đang được lan truyền rộng rãi trên các mạng xã hội.
Cùng lúc đó ở phần còn lại của thế giới đang nảy sinh tâm lý kỳ thị người Trung Quốc, và thật ra là người châu Á vì nhiều người không phân biệt được các nước châu Á. Hashtag « JeNeSuisPasUnVirus » (Tôi không phải là virus) ra đời vì thế, và nếu trong thời gian ngắn sự lây lan của virus corona không dừng lại thì sự phân biệt đối xử với người Trung Quốc sẽ tăng lên, dẫn đến việc thổi bùng dân tộc chủ nghĩa ở Hoa lục.
Tác giả kết luận, không ai vô sự khi nền kinh tế thứ nhì thế giới đi xuống. Ngay cả khi phần còn lại của thế giới thành công trong việc chận lại con virus corona, kinh tế toàn cầu cũng cùng bị « ho và khó thở » với Trung Quốc.
 
Siêu cường đại chiến siêu vi
Dành 8 trang báo cho chủ đề « Một đế quốc tử chiến với một con virus », Le Point nhận xét đối mặt với virus corona mới, có thể làm chết nhiều người hơn SARS, Trung Quốc chiến đấu với các phương tiện đại quy mô và những biện pháp khắc nghiệt.
Tờ báo kể ra một loạt biện pháp làm kỳ nghỉ Tết mang màu sắc của ngày tận thế : hủy bỏ các lễ hội, cấm du lịch theo đoàn, cấm buôn bán thú rừng, quân lính được gởi đến Vũ Hán bằng các phi cơ vận tải, xây dựng bệnh viện trong 10 ngày, điều đội ngũ y tế từ các nơi khác hỗ trợ. Công an trùm kín trong bộ đồ bảo vệ ngăn chận các ngõ vào, đại đô thị trở thành thành phố chết, các làng mạc dựng rào cản ; máy bay, xe lửa, métro không người, kiểm tra thân nhiệt tại các giao lộ, mọi người dân ra đường đều mang khẩu trang…
Phóng đại nguy cơ chăng ? Đối với các nhà dịch tễ học, thì thậm chí còn chưa đủ. Giáo sư Lương Trác Vĩ (Gabriel Leung) ở Hồng Kông còn khuyến cáo đóng cửa trường học và cho làm việc từ xa. Thực tế Bắc Kinh đã kéo dài kỳ nghỉ Tết đến 3/2 còn Hồng Kông đến 17/2. Chuyên gia này phản bác ý kiến cho rằng tỉ lệ tử vong của 2019 n-CoV thấp hơn SARS. Theo giáo sư Lương, tỉ lệ khi dịch bắt đầu khởi phát luôn thấp, như hồi dịch SARS Tổ chức Y tế Thế giới ước tính chỉ 3%, nhưng rốt cuộc lên đến 17% ở Hồng Kông.
Pháp hy vọng chế tạo được vaccin chống 2019-nCoV
Liệu có cách nào ngừa được con virus này ? Bài viết độc quyền trên trang Khoa học của L’Express cho biết « Virus corona : Pháp đang chạy đua chế tạo vaccin ». Viện Pasteur đang triển khai một kỹ thuật đầy hứa hẹn để chống lại 2019-nCoV.
Ngoài Ebola, chưa có con virus lại gây ồn ào đến thế kể từ đầu những năm 2000 cho đến nay. Các virus corona là thủ phạm gây ra các dịch bệnh quy mô lớn như SARS (Sras-CoV năm 2003, làm 774 người chết) và MERS (Mers-CoV năm 2012, làm 823 người chết). Sau khi Trung Quốc giải mã con virus mới, các chuyên gia có thể bắt tay vào chế tạo liệu pháp miễn dịch.
Tại Pháp, ê-kíp của tiến sĩ Frédéric Tangy đã từng nghiên cứu SARS và MERS, cho biết đã có kỹ thuật giúp chế vaccin nhanh hơn nhiều so với quá khứ. Họ dùng virus bệnh sởi đã được làm yếu đi, thêm các gien của loại virus cần nghiên cứu vào bộ gien đơn bội của virus sởi. Khó nhất là làm sao tìm ra được mảng ADN nào giúp cơ thể tạo ra kháng thể để gắn vào.
Quyền lực Tập Cận Bình lung lay
Bắc Kinh nay đã ý thức được dịch corona có nguy cơ làm xấu đi hình ảnh của đảng, và theo L’Obs, rất có thể các quan chức địa phương sẽ trở thành vật tế thần. Tuy nhiên chính sự độc tài của Tập Cận Bình đã đóng vai trò quan trọng trong thảm họa. Nhà sử học Chương Lập Phàm (Zhang Lifan) giải thích : « Vì tại Trung Quốc không có gì được tiến hành nếu không có đèn xanh của Tập Cận Bình, cán bộ các cấp đều thu mình chờ đợi, chỉ thi hành lệnh trên cho khỏi rắc rối. Tuy nhiên đôi khi cần phải biết hành động. »
Sâu xa hơn, dù có nhiều thành công về kinh tế, Trung Quốc lại bất lực trong việc cải cách chuỗi cung ứng thực phẩm và hệ thống y tế - rõ ràng là thảm hại. L’Obs nhắc lại vô số xì-căng-đan, từ sữa chứa melamine, vaccin dỏm cho đến dịch cúm heo làm chết hết một phần tư lượng heo trên toàn cầu, và nguy cơ từ hàng ngàn chợ bán động vật hoang dã. Đó là những kho trữ vô tận các loại virus nhảy từ con thú này sang con thú khác và rốt cuộc biến thể để gây bệnh cho con người.
Đối với Tập Cận Bình, cuộc khủng hoảng virus corona lần này là thách thức lớn nhất trong sự nghiệp của ông ta. Và nếu trở thành đại dịch, các đối thủ đang âm thầm phản đối việc thâu tóm mọi quyền hành của ông Tập, có thể có hành động chống lại ông.
 
haizzz thiên tai-nhân hoạ, ngày trước xem phim residence evil tao tự hỏi có khi một ngày nào đó nổ ra một cuộc chiến virus giữa những nước phát triển thì thật khủng khiếp. Bom hạt nhân thì nó cũng chỉ trong một phạm vi nào đấy thôi, nhưng virus thì nó theo con người đi khắp nơi trên thế giới. cũng đéo biết cuộc chiến này đi đến đâu nhưng tao cũng thấy loài người quá đông và phá hoại thế giới này quá mà..... thượng đế thanh tẩy cũng hợp lý vãi lồn rồi.
 
có khi nào nó nghiên cứu ra con viruss này để giảm thiểu dân số k nhỉ
 
Theo tình báo Mỹ thì bọn Tàu nghiên cứu con virus này nhằm mục đích sử dụng cho chiến tranh sinh học. Ko may nó bị phát tán tại chính nơi nghiên cứu là tp. Vũ hán, thế là bọn Tàu gậy ông đập lưng ông.
Bọn 3/// với đám báo lá cải chứ tình báo Mỹ clg ở đây. Vụ này trước có mấy tờ báo đăng giải thích của mấy nhà khoa học phân tích gen con này rồi xác nhận là ko phải nhân tạo mà là quả báo của thiên nhiên. Túm lại là thời nay ko chỉ con người mà bọn virus cũng phát triển rồi giờ câu " ăn bẩn sống lâu" đéo còn đúng nữa.
 
Bọn 3/// với đám báo lá cải chứ tình báo Mỹ clg ở đây. Vụ này trước có mấy tờ báo đăng giải thích của mấy nhà khoa học phân tích gen con này rồi xác nhận là ko phải nhân tạo mà là quả báo của thiên nhiên. Túm lại là thời nay ko chỉ con người mà bọn virus cũng phát triển rồi giờ câu " ăn bẩn sống lâu" đéo còn đúng nữa.
Bọn Tàu thâm hiểm lắm, đeo tin đc đâu, chúng nó bưng bít thông tin hết... mày còn ngây thơ lắm
 
Thế mọi ng có thây trùng hợp kỳ lạ ko . Ỏ vuhan có một trung tâm nghiên cứu vi trùng , thử lai tạo vr sars với ebola ,thì dịch lại xảy ra đúng VUHAN, mã di truyền trùng khớp 95% với SARS
 
Nếu mà ko phải CORONA Madin China sao chúng lại sợ hãi bưng bít kỹ vậy .Hay sợ lần ra đàu mối.Định nếu dập dc thì xí xóa coi k
Nó mà chết sẽ thì dân mình cũng đéo sống yên. Đến lúc mày ra đường thấy từ những thứ nhỏ nhất như case điện thoại cũng bán với giá cắt cổ, nông dân, công nhân đói meo mặt mày mới biết sợ.
Đừng quá lo sợ thế , nước nổi thì bèo lên. VN ta khó khăn nhất đã ở phía sau rồi
 
  • Vodka
Reactions: Ftm
Nếu mà ko phải CORONA Madin China sao chúng lại sợ hãi bưng bít kỹ vậy .Hay sợ lần ra đàu mối.Định nếu dập dc thì xí xóa coi k
Nó mà chết sẽ thì dân mình cũng đéo sống yên. Đến lúc mày ra đường thấy từ những thứ nhỏ nhất như case điện thoại cũng bán với giá cắt cổ, nông dân, công nhân đói meo mặt mày mới biết sợ.
Đừng quá lo sợ thế , nước nổi thì bèo lên. VN ta khó khăn nhất đã ở phía sau rồi
 
Nó mà chết sẽ thì dân mình cũng đéo sống yên. Đến lúc mày ra đường thấy từ những thứ nhỏ nhất như case điện thoại cũng bán với giá cắt cổ, nông dân, công nhân đói meo mặt mày mới biết sợ.
Mày cái mả cha nhà thí chủ.
 
Nếu mà ko phải CORONA Madin China sao chúng lại sợ hãi bưng bít kỹ vậy .Hay sợ lần ra đàu mối.Định nếu dập dc thì xí xóa coi k

Đừng quá lo sợ thế , nước nổi thì bèo lên. VN ta khó khăn nhất đã ở phía sau rồi
Nó ko phân biệt nổi chết bớt và chết hết. Mô phật
 
Cái này nhiều thuyết âm mưu quá, bọn Trung nó vỡ trận với con virus này rồi, y bác sỹ tham gia trận này nhiễm cmn gần hết và nguy cơ đi cực cao
Tao chỉ sợ nó ko kiểm soát dc ảnh hưởng đến dân Việt thôi chứ xa quá Phật ko độ tới dc
 
Nó mà chết sẽ thì dân mình cũng đéo sống yên. Đến lúc mày ra đường thấy từ những thứ nhỏ nhất như case điện thoại cũng bán với giá cắt cổ, nông dân, công nhân đói meo mặt mày mới biết sợ.
Một nước nông nghiệp thì không thể chết đói, nghèo và lạc hậu thì có thể.
 
Hơn 1.300 người hiện đã tử vong vì virus này.
Số liệu mới nhất cho thấy 121 trường hợp tử vong mới ở Trung Quốc, nâng tổng số lên tới 1.380 ca.
Tổng số ca nhiễm đã tăng 5.090 lên 63.851 ca vào ngày 13/02, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết hôm thứ Sáu.
Tổ chức Y tế Thế giới vào hôm thứ Ba cho biết không có sự thay đổi lớn trong mô hình tử vong hoặc mức độ nghiêm trọng của virus, mặc dù có sự gia tăng về số ca ở Hồ Bắc, tâm điểm của dịch bệnh,.
Các diễn biến khác:
  • Triển lãm điện thoại di động lớn nhất thế giới, Mobile World Congress (MWC), đã bị hủy bỏ do lo ngại dịch corona, các nhà tổ chức ở Barcelona, Tây Ban Nha, cho hay. Quyết định này được đưa ra sau khi một số công ty công nghệ lớn rút khỏi triển lãm.
  • Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ cho hay đã chuẩn bị cho nguy cơ lây lan virus corona ở nước này. Đã có 14 trường hợp được xác định nhiễm virus corona ở Mỹ.
  • Khoảng 300 nhân viên ngân hàng lớn nhất Singapore, DBS, đã được sơ tán, sau khi một nhân viên bị phát hiện nhiễm virus corona. Tất cả 300 người này đều làm việc ở cùng một tầng và đã được cho về nhà.
  • Giải đua xe công thức 1 Chinese Grand Prix, dự kiến diễn ra ở Thượng Hải hôm 19/4, đã bị hoãn. Cơ quan quản lý giải đua xe, FIA, việc này là nhằm đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của nhân viên, người tham gia và khán giả.
  • Trong nỗ lực mới nhất để ngăn dịch bùng phát, Trung Quốc cho hay sẽ ngưng cho học sinh đi học. Một số tỉnh đã đóng cửa các trường học cho tới cuối tháng Hai.
 
Theo 1 nguồn tin khác thì con virut này không phải nghiên cứu ở tàu mà là có đứa 2 mang rồi mang về tàu, không may mắn nó lại bị phát tán ra ngoài, đúng là gậy ông đập lưng ông
 
Kinh tế Trung Quốc chịu ảnh hưởng vì virus Corona
Sự tê liệt của nền kinh tế

Theo CNN, không chỉ gây thiệt hại về người, dịch bệnh do virus Corona chủng mới gây ra còn ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế Trung Quốc.
CNN dẫn lời các chuyên gia kinh tế cho rằng tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc có thể giảm tới 2 điểm phần trăm trong quý này do sự bùng phát của dịch, tương đương với 62 tỷ USD. Bên cạnh đó, cho đến nay, Chính quyền trung ương và địa phương Trung Quốc đã chi 12,6 tỷ USD cho các trang thiết bị y tế và điều trị.

Tờ Thời báo Hoàn cầu cho rằng những nỗ lực của Chính phủ nhằm ngăn chặn virus bằng cách kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán và buộc các nhà máy đóng cửa khiến sản xuất bị chậm lại, phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo CNN, kịch bản lạc quan nhất được ông Zhang Ming, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đưa ra trong tuần này dự đoán rằng nếu dịch bệnh kéo dài đến cuối tháng 3/2020, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm xuống chỉ còn 5% trong quý I/2020.

Trong khi đó, tờ Le Figaro (Pháp) cũng dành ba bài báo để đề cập đến chủ đề này, trong đó có một bài viết với tựa đề "Thế giới dựng thành lũy đương đầu với virus Corona". Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuần qua đã nhấn mạnh rằng tình hình không đến nỗi phải giới hạn mọi hoạt động giao thương với Trung Quốc.
Tuy nhiên, phát biểu đó không ngăn được các nước - từ Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức đến Morocco và Indonesia - hối hả đưa công dân rời khỏi Vũ Hán. Các hãng hàng không trên thế giới ngừng phục vụ các chuyến bay sang Trung Quốc Đại lục.

Ngoài ra, báo kinh tế Les Echos (Pháp) chú ý đến những thiệt hại khi mà không chỉ Vũ Hán mà cả Trung Quốc bị thế giới xa lánh. Báo này đăng bài viết có tựa đề "Bắc Kinh huy động 160 tỷ USD cứu nguy kinh tế". Tình trạng bị cô lập, có nguy cơ đẩy nền kinh tế thứ hai thế giới vào tình trạng suy thoái.
Sau 10 ngày nghỉ Tết Nguyên Đán, các thị trường tài chính Trung Quốc hoạt động trở lại. Biết trước chỉ số chứng khoán đồng loạt sụt giá, Ngân hàng Trung ương đã bơm thêm 1.200 tỷ nhân dân tệ vào "cỗ xe" kinh tế. Chính quyền thông báo sẽ "kề vai sát cánh" với các doanh nghiệp gặp khó khăn. Nhiều cơ quan, nhà máy không thể khai trương đúng ngày như dự định.

Một thành phố lớn và năng động như Thượng Hải phải quyết định kéo dài thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán thêm một tuần lễ. Thiệt hại về tài chính kèm theo đó không lường được. Thủ đô Bắc Kinh khuyến khích các doanh nghiệp nghỉ thêm đến hết tuần. Thậm chí, một số nhà máy còn thông báo chỉ hoạt động trở lại vào ngày 14/2 tới. Ba tuần lễ được nghỉ Tết, đó là một hiện tượng chưa từng thấy tại Trung Quốc.
Trong khi đó, tập đoàn mua bán bất động sản lớn thứ ba trên toàn quốc ngừng tiếp khách cho đến ngày 16/2. Tập đoàn này cho nhân viên tại hơn 1.200 công trường nghỉ đến ngày 20/2 tới. "Toàn quốc bị virus Corona làm tê liệt", trong khi học sinh, sinh viên nước ngoài tìm đường hồi hương.
Tờ Les Echos cho biết các trường đại học của Pháp và các trường lớn gửi sinh viên sang Trung Quốc đều trong tư thế sẵn sàng cho dù Bộ Giáo dục chưa ra chỉ thị hồi hương tất cả các sinh viên Pháp khỏi Trung Quốc.
Khoảng 200 sinh viên của trường thương mại Skema tại Tô Châu, cách ổ dịch Vũ Hán 750 km, từ ngày 30/1 vừa qua đã rời thành phố từng được mệnh danh là kinh đô tơ lụa của Viễn Đông. Tại Paris, Trường thương mại nổi tiếng HEC thông báo "ngừng các chương trình trao đổi sinh viên với Trung Quốc cho đến khi có lệnh mới".
Hiệu ứng domino - còn quá sớm để đánh giá tác động của dịch bệnh?
Tuy nhiên, xem ra vẫn còn quá sớm để đánh giá tác động của dịch bởi dịch này có nguy cơ gây mất nhiều việc làm, đẩy giá tiêu dùng lên cao, với những ảnh hưởng có thể vượt ra ngoài những dự báo nói trên. Trong đó, 290 triệu công nhân nhập cư của Trung Quốc sẽ là những người chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Nhiều người trong họ vốn di cư từ nông thôn lên các thành phố để làm việc, chẳng hạn xây dựng, hoặc các công đoạn sản xuất nặng nhọc nhưng lương thấp, hay lao động giản đơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều nhà máy đang phải ngừng hoạt động do dịch, hàng triệu công nhân có thể khó tìm được việc làm sau Tết Nguyên Đán.
Bởi thế, ông Zhang Ming, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đã cảnh báo rằng tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc có thể đạt mức cao kỷ lục trong những tháng tới, cho dù tỷ lệ này đã dao động trong khoảng khoảng 4% hoặc 5%.

Theo ông Zhang, virus có thể khiến hàng tiêu dùng đắt đỏ hơn. Trong khi ngân sách đã bị thắt chặt vì nợ công tăng; còn khủng hoảng thịt heo do dịch tả heo châu Phi bùng phát năm ngoái đã khiến giá thịt tăng vọt.
Giờ đây, giá rau lại tăng khi mọi người đổ xô đi mua nhu yếu phẩm trong đợt bùng phát virus Corona. Du lịch - ngành kinh tế trị giá tới hàng tỷ USD chỉ trong dịp Tết Nguyên Đán - đã bị ảnh hưởng lớn khi Chính phủ quyết cách ly nhiều thành phố lớn và du khách tránh đi du lịch vì sợ nhiễm bệnh.

Các công ty du lịch, khách sạn và hãng hàng không lớn đã đề nghị hoàn tiền lại cho khách đến gần như hết tháng Hai. Nhiều hãng hàng không đã dừng các chuyến bay đi và đến từ Trung Quốc. Các nhà chức trách ở Bắc Kinh đã cam kết hỗ trợ nhiều hơn nhằm trấn an các nhà đầu tư.
Trong khi đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, Ngân hàng trung ương), trong một tuyên bố chung với các cơ quan khác thuộc chính phủ, cho biết các doanh nghiệp trong khu vực bị ảnh hưởng lớn bởi dịch virus Corona, gồm cả những công ty cung cấp vật tư y tế, có thể được giảm lãi suất cho vay.

Các ngân hàng ở Trung Quốc cũng cho biết sẽ gia hạn khoản vay trong vài tháng với người dân ở Vũ Hán nói riêng và tỉnh Hồ Bắc nói chung nếu họ mất nguồn thu nhập.
Ông Zhang cho rằng các biện pháp như cắt giảm thuế, đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng, tạo việc làm... có thể giúp Trung Quốc phục hồi tăng trưởng trong quý II/2020 và đẩy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của nước này tăng khoảng 5,7%, thấp hơn mức tăng trưởng 6,1% của năm 2019./.
 
Dịch làm chết tầm 3% như vậy 97% khỏi bệnh có kháng thể trong vòng 2 năm sẽ làm bá chủ thế giới =))
 
Toàn tin vịt , chết ít chúng đã ko hoảng loạn như thế . Tỷ l khác nhiều
 
BEIJING (Sputnik) - Đợt bùng phát coronavirus đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc, thiệt hại của nền kinh tế thế giới thứ hai trong quý 1 năm 2020 sẽ lên tới gần 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (143,1 tỷ USD), tương đương khoảng 1% GDP của đất nước, ông Zhang Jiazhui, cộng tác viên làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Taihe nói với Sputnik.
"Hiện nay tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ cấu và chậm dần (cuối năm 2019, GDP tăng 6,1%, là chỉ số tồi tệ nhất trong ba thập kỷ), hiệu quả đầu tư nói chung không được cải thiện đáng kể và vấn đề cơ cấu vẫn đang còn rất nghiêm trọng", - chuyên gia chỉ rõ.
 
BẮC KINH (Sputnik) - Số ca nhiễm coronavirus tại Trung Quốc đại lục đã lên đến con số 70.548 người, trong đó 1770 người đã chết, 10.844 người được chữa khỏi và đã xuất viện, Ủy ban Y tế quốc gia thông báo.
 
Top