Live Giá nhà ngày càng chênh lệch lớn với thu nhập của người dân

Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhận định giá nhà chênh lệch khá lớn so với thu nhập của người dân.

Nhà ở xã hội cho công nhân ở phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.
Nhà ở xã hội cho công nhân ở phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.
Trong báo cáo phân tích, dự báo tình hình và tư vấn chính sách phát triển kinh tế - xã hội bốn tháng đầu năm 2024 gửi Chính phủ, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết giá nhà ở đã gia tăng mạnh ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.

Giá nhà tăng quá cao, vượt khả năng chi trả

Mặc dù hai địa phương là Hà Nội và TP.HCM có giá nhà ở với mức độ trung bình trong khu vực, nhưng lại chênh lệch khá lớn so với thu nhập của người dân.
Dẫn số liệu từ báo cáo chỉ số về khả năng chi trả nhà ở tại châu Á - Thái Bình Dương 2023 của Viện nghiên cứu và giáo dục phi lợi nhuận (ULI, 2023), tại TP.HCM giá nhà trung bình khoảng 296.063 USD (tương đương 7,5 tỉ đồng), trong khi đó thu nhập trung bình của một hộ gia đình chỉ ở mức 9.120 USD/năm (khoảng 231 triệu đồng).
Còn tại Hà Nội, các chỉ số tương ứng là 182.290 USD (tương đương 4,6 tỉ đồng) và 9.967 USD/năm (khoảng 253 triệu đồng).
Điều này dẫn tới chỉ số chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập tại TP.HCM đang ở mức 32,5 lần, cao thứ hai trong khu vực, chỉ sau Thâm Quyến là 35 lần. Mức này thậm chí còn cao hơn cả Bắc Kinh (29,3 lần), Thượng Hải (24,1 lần) và Hong Kong - Trung Quốc là 26,5 lần.
Còn tại Hà Nội, chỉ số này là 18,3 lần, cao hơn Seoul là 17,3 lần, Tokyo là 16,1 lần và nhà ở thương mại Singapore là 13,7 lần.
Theo đánh giá của Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập của người dân ngày càng lớn, tiềm ẩn nguy cơ là suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia, khi mà người lao động có nhu cầu gia tăng lương liên tục để có cơ hội theo kịp với sự gia tăng của giá nhà ở.
Theo cơ quan này, sự tăng giá trên thị trường bất động sản ở các thành phố lớn sẽ không có lợi cho nền kinh tế thực. Lý do là vì sự tăng giá này không kéo theo những khoản đầu tư, xây dựng nhà cửa mới, để tạo thêm công ăn việc làm, mà chỉ là hành vi mua đi, bán lại mặt hàng đã có trên thị trường.

Cần sớm tăng nguồn cung nhà ở trung cấp, hạn chế đầu cơ

Đáng chú ý, thị trường dường như vẫn dư cung ở những phân khúc cao cấp trong khi phân khúc trung cấp vẫn thiếu hụt trầm trọng. Vì vậy, giải pháp xử lý điểm nghẽn của thị trường bất động sản là sớm tăng nguồn cung nhà ở phân khúc trung cấp, hạn chế đầu cơ vào phân khúc cao cấp.
Giải pháp này cũng giúp giảm thiểu những tác hại về gia tăng bất bình đẳng do tình trạng tăng giá nhà đất gây ra vừa qua. Lý do là vì giá nhà chủ yếu tăng ở phân khúc cao cấp, là tài sản của những người giàu trong xã hội, là những người thậm chí còn sở hữu nhiều hơn 1 ngôi nhà.
Trong khi đó, người có thu nhập trung bình và thấp khó có cơ hội sở hữu nhà, khả năng mua nhà của họ lại càng xa vời khi giá nhà tăng cao như hiện nay.

Có biện pháp ổn định cung cầu vàng, xử lý hành vi đầu cơ

Cùng với thị trường nhà ở, biến động giá trên thị trường tài sản đối với mặt hàng vàng trong các tháng đầu năm cũng được đánh giá là diễn biến khó lường.
Bình quân 4 tháng đầu năm giá vàng đã tăng trên 20,75%, khiến cho chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế duy trì ở mức cao. Thậm chí có thời điểm giá vàng tăng mạnh, biến động lên tới 1 triệu đồng/lượng chỉ sau một đêm.
Theo Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, thực trạng trên sẽ tạo môi trường cho hoạt động đầu cơ, kiếm lời, buôn lậu vàng qua biên giới, tạo nên tâm lý mua vàng dự phòng của người dân.
Vì vậy, trong quản lý thị trường vàng, bên cạnh việc giảm chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới, cần giảm biến động giá vàng. Giải pháp tập trung là nhanh chóng ổn định cung cầu thị trường vàng, từ bảo đảm giao dịch thực tế cho đến xử lý hành vi đầu cơ, gây rối loạn thị trường.
 
mày tưởng đi thuê mà rẻ à. Giá thuê vẫn tăng đều đều nhé
tăng đâu m, nhà t giá thuê không tăng mặc dù giá lên, chung cư thì bọn thuê nhà còn kêu kinh tế suy thoái xin t giảm tiền. Nhà mặt phố thì ko ai thuê vì giờ bán onl hết mẹ r, có người thuê họ chỉ thuê tầng 1,2
 
412967269_215775811575577_7657881221435737338_nf8c668d669094f50.jpg

Viện hàn lâm khoa học xã hội gây hoang mang dư luận quá. Chứ theo các chiến sĩ redbull dân ta toàn triệu phú đô la, giàu ngầm :vozvn (17):
đúng rồi còn thế nào nữa ? Mày thấy nó nói sai chỗ nào
 
tăng đâu m, nhà t giá thuê không tăng mặc dù giá lên, chung cư thì bọn thuê nhà còn kêu kinh tế suy thoái xin t giảm tiền. Nhà mặt phố thì ko ai thuê vì giờ bán onl hết mẹ r, có người thuê họ chỉ thuê tầng 1,2
à ý tao là tất nhiên giờ chưa tăng. Nhưng cứ túc tắc giống giai đoạn 2015-2019 thì nó lại phải tăng trở lại thôi, bây giờ đang ỷ lại vào suy thoái, khó khăn nên chưa tăng được, thằng nào dân tỉnh lên Tp thuê nhà để kinh doanh, sinh sống, làm việc.... thì khá hời trong giai đoạn này
 
Ông già tao chỉ làm một mảnh nhỏ đồi thôi, còn lại để cỏ mọc hoang. Đợt rồi ông già định bán để lấy thêm tiền mua cái nhà hà lội nhưng thằng em ruột ở hà nội bảo đừng bán, để đó sau này phòng thân. Công việc bí quá thì nó về làm nông nghiệp.

Cái này bà già tao đầu tư 13 năm trước hết 800 củ.
Cũng đc, tao nghe xamers nào đó nói sau này hot vẫn là nông nghiệp, thôi thi tự sản tự tiêu, mỗi tội vất vả
 
ở NT, Đà Nẵng lương vp trung bình 6 triệu, mà kiếm mỏi mắt đéo có căn nhà vùng ven 2 tỷ nữa rồi, nchung tỷ lệ giá nhà/ thu nhập ở mấy vùng quê còn đắt hơn SG ấy chứ
 
Yên tâm,phân cấp XH thôi mày,để bđs vào tay người giầu làm ăn hiệu quả hơn là thằng ngu
xiao lin thôi, bds vào tay người giàu nó đầu cơ tích trữ chứ có xây sửa cl gì đâu. chán đời cái CM tháng 8 đánh đổ địa chủ để tạo ra 1 thế hệ địa chủ mới, địa chủ cũ nó coi đất đai là tư liệu sản xuất, còn địa chủ mới nó coi đất là 1 tài sản tài chính. nên là chúng mày đừng mơ
 
xiao lin thôi, bds vào tay người giàu nó đầu cơ tích trữ chứ có xây sửa cl gì đâu. chán đời cái CM tháng 8 đánh đổ địa chủ để tạo ra 1 thế hệ địa chủ mới, địa chủ cũ nó coi đất đai là tư liệu sản xuất, còn địa chủ mới nó coi đất là 1 tài sản tài chính. nên là chúng mày đừng mơ
Tao có mơ đâu,tao thoát hết hàng 2020 nên xạo lồn tý,có niềm tin kinh tế ko vỡ nợ,chế độ còn tồn tại thì cứ ôm thoải mái
 
Tao có mơ đâu,tao thoát hết hàng 2020 nên xạo lồn tý,có niềm tin kinh tế ko vỡ nợ,chế độ còn tồn tại thì cứ ôm thoải mái
tao cũng đéo còn cái bds nào chỉ có vàng. dcm cái bong bóng sắp vỡ đến nơi rồi
 
ở NT, Đà Nẵng lương vp trung bình 6 triệu, mà kiếm mỏi mắt đéo có căn nhà vùng ven 2 tỷ nữa rồi, nchung tỷ lệ giá nhà/ thu nhập ở mấy vùng quê còn đắt hơn SG ấy chứ
khác đéo gì đất quê tao, Thái Bình đéo có công nghiệp hay gì mà đất cứ 2,7 tỉ 50m , lương cn có 6 7 củ
 
Theo quan điểm cá nhân của tao:
- Hiện nếu nhà nước không có cách bình ổn giá nhà đất cho tương xứng và phù hợp ( mà nói thật riêng cái từ phù hợp đã thấy khó rồi vì có thể với người này là phù hợp với người khác là không ). Nhưng chỉ cần nhà nước không đồng ý cho dân sang nhượng tài sản đất đai nữa mà là trực tiếp bán cho dân mua để sử dụng ai không sd nữa thì thu hồi hàng năm đóng thuế sd bđs thì tự nhiên bđs nào sinh lời kiếm được tiền có giá còn bđs mua đầu cơ chờ bơm thổi thì sẽ xuống giá trị. Nhưng cũng khó vì nói thật ai là người nắm giữ nhiều bđs nhất thì chúng mày đều hiểu chính là người tạo ra luật chơi.
- Còn nếu tiếp tục, sẽ xảy ra thế hệ thừa hưởng của cha ông và ngày một giàu thêm mà không cần làm ăn gì. Còn có thế hệ cả đời tích cóp rồi mua lại của người nắm giữ bđs ( không khác gì con trâu cày nuôi phú hộ thời xưa ). Người giàu thì ngày càng giàu hơn, rồi đến một lúc tư liệu sx ( đất đai, nhà xưởng ) thuộc hết 1 % dân số và người dân chán nản sống thẳng, trải qua thêm vài thế hệ nếu cứ tiếp tục bị kìm nén khi một đứa trẻ sinh ra đã nhận thấy thuộc tầng lớp đáy xã hội và không thể cách nào bứt lên được thì mâu thuẫn với giới siêu giàu ngày lên cao đỉnh điểm sẽ là .... ( lịch sử, cha ông ta đã từng đứng lên khởi nghĩa đuổi giết địa chủ, cướp đất cướp nhà chia lại cho nhau cũng bởi vì tư liệu sx lợi ích tập trung gần như toàn bộ ở giới chủ)
 
Tao nghĩ giá nhà VN vẫn còn thấp, tiềm năng bđs VN chưa tương xứng với thực tế,tao đề xuất SBV nên ép bọn bank phải bơm tiền mạnh cho tín dụng bds
Chuẩn đét. Chỉ thấy mấy thằng thất bại kêu không mua được bđs
 
Chả hiểu c.mày than vãn làm cặc gì. T thì cứ mong giá bds gấp 10 lần hiện nay càng tốt...Càng dễ loạn, rồi t làm lãnh đạo cách mạng cho chúng mày chia lại đất như hồi 54....1 vòng lặp mới thôi. VN này đéo thoát đc đâu, chỉ là đang kiềm chế nó thôi
 
Chả hiểu c.mày than vãn làm cặc gì. T thì cứ mong giá bds gấp 10 lần hiện nay càng tốt...Càng dễ loạn, rồi t làm lãnh đạo cách mạng cho chúng mày chia lại đất như hồi 54....1 vòng lặp mới thôi. VN này đéo thoát đc đâu, chỉ là đang kiềm chế nó thôi
Éo có cách mạng nào hết đâu,hít vksh nằm đất hết
 
Top