PHẬT VÀ TÔI LÀ NGANG HÀNG

Khi một người bị cảm xúc chi phối nhìn nhận một sự vật hiện tượng nó sẽ bị bóp méo ko còn đúng bản chất. T đã từng như vậy, nhưng lý thuyết sách vở thì sao trãi nghiệm thực tế thì sao, điều ta tìm kiếm ở diễn đàn này là gì. Ta đang muốn nghe chân lý hay muốn nghe điều mà cái tâm ta mong muốn đc nghe?
Thì đạo phật đang bị một số người cuồng bóp méo k còn đúng bản chất.
Tôi chỉ cần các anh chứng minh một trong các đều sao là tôi phục: niết bàn ở đâu và ai tận mắt thấy, thần thông của các đức đắc đạo đâu,...
Đơn giản vậy thôi.
Chứ đừng quăng một mớ lý thuyết toàn chữ, từ ngữ không phổ thông ra. Rồi đó mày đọc đi sẽ hiểu, mày chưa thấy, chưa ngộ, chưa tin...là do mày chưa đủ trình độ, chưa tìm hiểu về nó. Chứ nó có thật đấy dù người trong cuộc là tao cũng chưa biết nó như thế nào.
 
Nếu 1 người đã giác ngộ bị sỉ nhục. Làm sao để họ không có 1 chút buồn tủi, hận thù nào dù chỉ thoáng qua vậy (liệu họ có nghĩ về việc nguyên do bị sỉ nhục không). Tôi mới chỉ dừng ở việc suy nghĩ, phân tích đúng sai, rồi tự điều chỉnh cảm xúc.
T chưa giác ngộ nên cái t nói m tham khảo. Môt con sông với hai bên bờ lởm chởm đá, một đám lục bình đang trôi ở chính giữa dòng nước. Xem đá hai bên bờ là sự tức giân khó chịu, tâm người giác ngộ thì như đám lục bình họ đã tập luyện để trời tĩnh lặng ko gió nên lục bình cứ trôi xuôi dòng mà ko bị vướng vào bờ. Tâm ta thì như lục bình trong giông bão thổi dính bờ bên này rồi lại qua bên kia luôn bị vướng
 
Tôi muốn hỏi 1 chút về tích đức.
Tôi đã và đang tu tâm, sửa đổi từng chút một. Cố gắng để không còn sân si thù hận, ham muốn tà dâm, buông lời kiêu ngạo sỉ nhục hạ thấp bất kì ai.
Liệu điều này có đáng bao nhiêu công đức không? Vì tôi tự thấy mình ít có cơ hội làm việc thiện, như Liễu Phàm khi xưa làm quan cũng ít có cơ hội làm điều thiện, cũng may là vì làm quan to nên việc thiện ấy có thể cứu giúp được nhiều người, công đức rất lớn.
Vừa nãy đi đường có 1 người rơi đồ, tôi mới dừng xe lại, định xuống nhặt đồ thì đã có 1 người khác giúp họ nhặt trước, tôi thấy vui vì điều đó.
công đức để làm gì, có công đức hay ko đâu qtrong bạn. bạn cảm thấy vui là đc, cảm thấy đúng đắn là đc
 
Thì đạo phật đang bị một số người cuồng bóp méo k còn đúng bản chất.
Tôi chỉ cần các anh chứng minh một trong các đều sao là tôi phục: niết bàn ở đâu và ai tận mắt thấy, thần thông của các đức đắc đạo đâu,...
Đơn giản vậy thôi.
Chứ đừng quăng một mớ lý thuyết toàn chữ, từ ngữ không phổ thông ra. Rồi đó mày đọc đi sẽ hiểu, mày chưa thấy, chưa ngộ, chưa tin...là do mày chưa đủ trình độ, chưa tìm hiểu về nó. Chứ nó có thật đấy dù người trong cuộc là tao cũng chưa biết nó như thế nào.
Ông vẫn chưa hiểu vấn đề.
Ko có người tu Phật nào muốn ông tin, nếu ai cố chứng minh cho ông nhằm mục đích hướng ông tới đạo Phật hay làm cho ông khâm phục, t cho là họ đang theo đạo gì đó ko phải Phật pháp. Nên ông yc ai đó chứng minh là một yc ko hợp lý, phớt lờ nó đi và trong câu chuyện họ đang bàn về niết bàn gì gì thì ông thấy thật nực cười lơ đi.
Mà ông nói nó đang bị một số người bóp méo nghĩa là ông phải tìm hiểu ở một mức độ tương đối nhiều. Dục vọng con ng bóp méo cả trái đất huống gì Phật pháp lưu trữ bởi sách và truyền miệng. Hãy để nó chảy xuôi theo quy luật đừng cố cãi biến thứ ko thể sẽ thêm phiền
 
Ngũ ấm ma bên bên Đại thừa tương ứng với ngộ nhận bên Nguyên thuỷ. Nó xảy ra ở tầng thiền 3 hoặc 4 xuất hiện ảo cảnh đôi khi khiến người hành thiền ngộ nhận mình là A la hán.
Thiền là trạng thái định tâm bớt lăn xăn xao động, thiền quán là dùng phương pháp quán để đạt trạng thái định. T thực sự ko hiểu tại sao ngta phân ra thiền định và thiền quán như là cách hiểu về phương pháp nhập thiền. Cá nhân t cho là chỉ có một thiền quán để đạt định chứ ko có cái gọi là đạt trạng thái định bằng thiền định, và khi đạt định sẽ có quán hai cái cùng tồn tại và trí tuệ sinh sôi từ đây. Trí tuệ tăng dần qua các tầng thiền bởi sự kết hợp đinh & quán chứ không đến đột ngột ở mức cao khi đạt tâm định ở tầng thiền cao nhất.

Vốn định viết chi tiết về thiền nhưng nghĩ lại còn nông cạn nên thôi.
Thiền phân ra 2 loại:
- Thiền định (Samadhy) cũng gọi là Thiền chỉ; vd: tứ thiền sắc giới và 4 định vô sắc giới. Thiền định có chức năng diệt vọng tưởng, tầm, tứ, v.v... khiến tâm trở về trạng thái trong sạch, tĩnh lặng, tập trung. Công năng của thiền định giúp dễ tu tập thần thông, dễ sử dụng năng lực của tâm. Giúp vượt qua Dục giới sinh lên Sắc giới và Vô sắc giới.
- Thiền quán, cũng gọi là Thiền tuệ, Thiền minh sát (vipassana). Vd: tứ niệm xứ, quán hơi thở, nội thân, ngoại thân, quán 4 đại, quán vô thường, v.v... công năng của nó giúp phát sinh trí tuệ, thấy được thật tướng các pháp, chứng được Thánh đạo, Thánh quả, chấm dứt sinh tử.
- Như vậy, Thiền định bổ trợ cho Thiền quán. Thiền định giúp tâm tĩnh lặng, tập trung, sáng suốt, dễ sử dụng tâm ---) Giúp Thiền quán hiệu quả hơn. Vd: nếu ví tâm như mặt nước thì thiền định là làm cho nước trong và lặng lại, nhờ đó mặt nước giống như gương, có thể phản chiếu. Khi mặt nước giống như gương, có thể soi vào đó mà quan sát (thiền quán) nhìn thấy đúng dung mạo của mình, đúng cảnh vật như thật, từ chi tiết nhỏ nhặt cho đến tổng thể, do đó phát sinh nhận thức đúng đắn về mình và thế giới (sinh trí tuệ, thấy mọi pháp với đúng bản chất).
- Có 2 loại A la hán là:
+ Can quán giả A la hán, vị này ko tu thiền định, do tu thiền quán mà chứng được thánh đạo và thánh quả.
+ câu phần A la hán, vị này tu tập thuần thục thiền định và tu thiền quán chứng được thánh đạo và thánh đạo quả.
Do đó, tuy cùng là A la hán nhưng các vị có năng lực không giống nhau, chỉ đồng nhau ở chỗ cùng đoạn sạch lậu hoặc và ko còn tái sinh.
 
Nếu mày không thờ phật thì mày có thể nghĩ như vậy , phật hay thánh thần cũng chưa bao giờ bắt ai phải thờ cúng mình cả
Đúng òi, nhưng mày phải nhớ cúng vườn, nộp tiền nhá. Mày nghĩ nó ngu nó xin tiền mày thẳng mặt hả
 
Nếu 1 người đã giác ngộ bị sỉ nhục. Làm sao để họ không có 1 chút buồn tủi, hận thù nào dù chỉ thoáng qua vậy (liệu họ có nghĩ về việc nguyên do bị sỉ nhục không). Tôi mới chỉ dừng ở việc suy nghĩ, phân tích đúng sai, rồi tự điều chỉnh cảm xúc.
bị sỉ nhục chỉ cần coi là những lời ấy họ có quyền nói còn mình có quyền ko nhận .
 
T ko nói nghi ngờ về đạo Phật có hay ko có đúng hay sai. Nghi ngờ chính cái đạo ông đang đi khiến nhiều lúc hoang mang phập phồng quay lại từ đầu, kiểu vậy.
nói đúng ra thì tôi đang trên con đường ngộ ra đạo của chính mình , đạo của tôi chứ ko phải đi theo 1 ai cả
 
Lời Phật không sai, chỉ vì người hiểu sai:
-Chúng sinh và Phật bình đẳng về Phật tính chứ không phải bình đẳng về phước báo, trí tuệ và giải thoát. Vd:
+ Quặng vàng và thỏi vàng ròng bình đẳng về tính của chất vàng nguyên chất chứa trong cả 2, nhưng ko bình đẳng về thể và tính hiện tại: vàng ròng chói sáng, có giá trị cao, làm đồ trang sức được theo ý muốn. Quặng vàng ko chói sáng, giá trị thấp, chưa thể dùng làm đồ trang sức, cần phải tinh lọc hết tạp chất mới thành vàng ròng.
- Nước nguyên chất và nước cống rãnh bình đẳng về tính nước nguyên chất chứa trong chúng nhưng ko bình đẳng về hiện trạng: nước tinh khiết đã sạch trong, khôi phục được bản nguyên của nó, có thể uống. Nước cống rãnh hôi thối ko thể uống, cần phải tinh lọc hết ô nhiễm mới thành nước nguyên chất.
- Phật là vị đã khôi phục chân tính, trong sạch hoàn toàn, biểu lộ viên mãn Phật tính. Chúng sinh cũng có Phật tính bình đẳng như nhau và như Phật, nhưng bị ô nhiễm bởi tham, sân, si, mạn, tà kiến, kiết sử trói buộc,... nên bình đẳng về Phật tính mà chẳng bình đẳng về trí tuệ, phước báu, giải thoát. Phật pháp tinh thâm, không thể không học nghiêm túc mà hiểu đúng được.
thằng này được cái nói hay t vodka cho mày rồi đấy
 
Nếu 1 người đã giác ngộ bị sỉ nhục. Làm sao để họ không có 1 chút buồn tủi, hận thù nào dù chỉ thoáng qua vậy (liệu họ có nghĩ về việc nguyên do bị sỉ nhục không). Tôi mới chỉ dừng ở việc suy nghĩ, phân tích đúng sai, rồi tự điều chỉnh cảm xúc.
Chịu đựng sỉ nhục đòi hỏi sức mạnh tinh thần và tâm lượng rất lớn. Tôi kể vài câu chuyện, bạn tự suy ngẫm:
1.
Một lần có vị đạo sĩ, ghen tức với Phật nên đã đi theo Ngài, làm ầm ĩ, dùng mọi lời chửi rủa để hạ thấp. Đức Phật không phản ứng với ông, đến trưa Ngài ghé vào gốc cây ngồi nghỉ. Vị đạo sĩ cũng vào gốc cây ngồi nhưng tạm dừng chửi vì mệt và rát họng. Lúc đó, Phật hỏi:
- Này ông, nếu ông đem một món quà tặng người, người đó không nhận, ông sẽ làm gì?
Đạo sĩ nói:
- Không nhận nhì thôi, ta đem về tự hưởng!
Phật bảo:
- Cũng vậy này đạo sĩ, món quà ông tặng ta ta ko nhận. Ông đã tự hưởng rồi.
2.
Một thời Phật du hành qua xứ kia, vương phi xứ ấy có thù với Phật vì từng bị ngài khước từ. Vương phi sai một đám du đãng bu lấy Phật, hễ Ngài đi tới đâu chúng cũng đi theo thóa mạ, muốn làm mất danh dự của Ngài. Tôn giả A Nan ko đành lòng thấy Phật bị xúc phạm, thỉnh Phật qua xứ khác nhưng Phật bảo A Nan hãy nhẫn chịu. Nếu ta qua xứ khác, ai sẽ cứu độ những người tội nghiệp ở xứ này? Các du đãng sau nhiều ngày chứng kiến đức hạnh của Phật, lại nghe Ngài dạy thị giả như vậy, chúng bảo:
- Xin ngài Cồ đàm cứ ở đây giáo hóa, chúng tôi ko làm phiền ngài nữa.
3.
Có một tỳ kheo, thường hay nổi nóng nếu có người xúc phạm tới những người mà vị ấy quý mến. Phật gọi ông lại và dạy:
- Nếu nghe người khen ông thích thú, bị chê bai ông nổi giận, thời ông sẽ không sáng suốt, vì ko sáng suốt sẽ phạm sai lầm, vì sai lầm nên sẽ đau khổ.
- Ông cần phải như đất, nếu có kẻ dùng xẻng để đào, nhổ nước bọt vào đất, tiểu tiện phóng uế ra đất với ý định làm cho đất kia phải tức giận, phải biến đổi, thời kẻ đó sẽ thất bại vì đất ko dao động, ko biến đổi. Ông cũng nên như đất.
- Dù cho có kẻ dùng cưa, cưa thân thể ông ra thành từng phần, chửi mắng, đánh đập ông cũng ko nên sân hận.
......
Đại để, trong 45 năm du hành giáo hóa, Phật trải qua rất nhiều sự phỉ báng, vu khống, nhục mạ của rất nhiều người. Nhưng Ngài luôn khuyên đệ tử nên nhẫn nại. Nhờ có những người xúc phạm, nhục mạ, làm khổ nên ta trả được bớt ác nghiệp của mình và chóng thành tựu Nhẫn nhục ba la mật.
 
Sửa lần cuối:
Chịu đựng sỉ nhục đòi hỏi sức mạnh tinh thần và tâm lượng rất lớn. Tôi kể vài câu chuyện, bạn tự suy ngẫm:
1.
Một lần có vị đạo sĩ, ghen tức với Phật nên đã đi theo Ngài, làm ầm ĩ, dùng mọi lời chửi rủa để hạ thấp. Đức Phật không phản ứng với ông, đến trưa Ngài ghé vào gốc cây ngồi nghỉ. Vị đạo sĩ cũng vào gốc cây ngồi nhưng tạm dừng chửi vì mệt và rát họng. Lúc đó, Phật hỏi:
- Này ông, nếu ông đem một món quà tặng người, người đó không nhận, ông sẽ làm gì?
Đạo sĩ nói:
- Không nhận nhì thôi, ta đem về tự hưởng!
Phật bảo:
- Cũng vậy này đạo sĩ, món quà ông tặng ta ta ko nhận. Ông đã tự hưởng rồi.
2.
Một thời Phật du hành qua xứ kia, vương phi xứ ấy có thù với Phật vì từng bị ngài khước từ. Vương phi sai một đám du đãng bu lấy Phật, hễ Ngài đi tới đâu chúng cũng đi theo thóa mạ, muốn làm mất danh dự của Ngài. Tông giả A Nan ko đành lòng thấy Phật bị xúc phạm, thỉnh Phật qua xứ khác nhưng Phật bảo A Nan hãy nhẫn chịu. Nếu ta qua xứ khác, ai sẽ cứu độ những người tội nghiệp ở xứ này? Các du đãng sau nhiều ngày chứng kiến đức hạnh của Phật, lại nghe Ngài dạy thị giả như vậy, chúng bảo:
- Xin ngài Cồ đàm cứ ở đây giáo hóa, chúng tôi ko làm phiền ngài nữa.
3.
Có một tỳ kheo, thường hay nổi nóng nếu có người xúc phạm tới những người mà vị ấy quý mến. Phật gọi ông lại và dạy:
- Nếu nghe người khen ông thích thú, bị chê bai ông nổi giận, thời ông sẽ không sáng suốt, vì ko sáng suốt sẽ phạm sai lầm, vì sai lầm nên sẽ đau khổ.
- Ông cần phải như đất, nếu có kẻ dùng xẻng để đào, nhổ nước bọt vào đất, tiểu tiện phóng uế ra đất với ý định làm cho đất kia phải tức giận, phải biến đổi, thời kẻ đó sẽ thất bại vì đất ko dao động, ko biến đổi. Ông cũng nên như đất.
- Dù cho có kẻ dùng cưa, cưa thân thể ông ra thành từng phần, chửi mắng, đánh đập ông cũng ko nên sân hận.
......
Đại để, trong 45 năm du hành giáo hóa, Phật trải qua rất nhiều sự phỉ báng, vu khống, nhục mạ của rất nhiều người. Nhưng Ngài luôn khuyên đệ tử nên nhẫn nại. Nhờ có những người xúc phạm, nhục mạ, làm khổ nên ta trả được bớt ác nghiệp của mìng và chóng thành tựu Nhẫn nhục ba la mật.
Cái bị đánh mà ngồi im ko biết chạy ấy là sự ngu dốt , vì dù anh có nhận hay ko nhận anh cũng đau . Còn việc phổ độ ở vùng kia liệu dân ở đấy có cần ko hay là anh tự cho mình có cái quyền đấy
 
Xin hỏi vị đại sư đang trụ trì ở chùa nào? Có vườn rau non thì có thể cho bần đạo qua giúp việc gánh nước tưới bón, đặng sớm tối hít hà mùi đạo pháp. Sớm nghe được đạo, chiều chết cam lòng.
Tôi giống các bạn thôi, chỉ là bàn luận chứ chưa làm được 1/100 những gì mình nói.
 
Các tml nên chia sẽ về kinh nghiệm giác ngộ hay sự hiểu thực chứng về đạo Phật, chứ đừng dẫn kinh sách dài lê thê xem chán vl, thằng nào cần xem thì lên mạng mà xem.
Vì không thể lý giải dc , nên họ đành trích kinh sách ra thôi .
 
Nếu 1 người đã giác ngộ bị sỉ nhục. Làm sao để họ không có 1 chút buồn tủi, hận thù nào dù chỉ thoáng qua vậy (liệu họ có nghĩ về việc nguyên do bị sỉ nhục không). Tôi mới chỉ dừng ở việc suy nghĩ, phân tích đúng sai, rồi tự điều chỉnh cảm xúc.
Đã giác ngộ vốn chẳng còn nơi chấp trước người! Vì chẳng còn nơi chấp pháp hay chấp nhân thọ giả và chúng sanh! Vậy nên cái nghe cái biết họ biết theo thông thấu biết đúng sai hay nhưng chẳng rơi vài kiến chấp hay hý luận!
 
Phật không cho tôi miếng ăn , ko cho tôi cái mặc , không cho tôi nhà cửa... thì chả có lý do gì mà phật không ngang hàng với tôi cả . 1 người ko mang lại giá trị cả về vật chất và cả về tinh thần thì cũng chỉ là người với người mà thôi .
 
Cái bị đánh mà ngồi im ko biết chạy ấy là sự ngu dốt , vì dù anh có nhận hay ko nhận anh cũng đau . Còn việc phổ độ ở vùng kia liệu dân ở đấy có cần ko hay là anh tự cho mình có cái quyền đấy
À, ý nghĩa chính là cố gắng giữ tâm không dao động, ko hận thù. Còn đứng lại, cho đánh, hay đỡ, hay bỏ chạy là tùy tình huống và tùy bảnh lĩnh của mỗi người.
- Trong kinh Pháp hoa, bồ tát Thường Bất Khinh là tiền thân của Phật Thích Ca, khi có người định đánh hay ném ngài thì bồ tát chạy thật xa, rồi vái người ấy một cách cung kính nói: tôi ko dám xem thường ông vì sau này ông cũng sẽ thành Phật.
Điều cốt yếu chỉ là giữ tâm thanh tịnh trước khen chê.
 
Phật không cho tôi miếng ăn , ko cho tôi cái mặc , không cho tôi nhà cửa... thì chả có lý do gì mà phật không ngang hàng với tôi cả . 1 người ko mang lại giá trị cả về vật chất và cả về tinh thần thì cũng chỉ là người với người mà thôi .
Hoa nghiêm có nói Nhất thiết duy tâm tạo, vạn vật do tâm sanh! Vậy nên tuỳ bạn thấy thế nào thì nó thấy thế ấy! Nhưng đối với tôi Phật là bậc đạo sư tôn kính, tuy của cải vật chất không có cho tôi, nhưng đem lại giá trị tinh thần, Thứ nhất dù tôi có giàu nghèo cũng lạc quan yêu đời, thứ 2 dù tôi có chết cũng chẳng sợ cũng chẳng vướng bận lưu luyến gì, thứ 3 là bước chân tôi nhẹ như đoá hoa hồng vì đầu tôi chẳng chạy theo bất kỳ thứ gì để muộn phiền!
 
Hoa nghiêm có nói Nhất thiết duy tâm tạo, vạn vật do tâm sanh! Vậy nên tuỳ bạn thấy thế nào thì nó thấy thế ấy! Nhưng đối với tôi Phật là bậc đạo sư tôn kính, tuy của cải vật chất không có cho tôi, nhưng đem lại giá trị tinh thần, Thứ nhất dù tôi có giàu nghèo cũng lạc quan yêu đời, thứ 2 dù tôi có chết cũng chẳng sợ cũng chẳng vướng bận lưu luyến gì, thứ 3 là bước chân tôi nhẹ như đoá hoa hồng vì đầu tôi chẳng chạy theo bất kỳ thứ gì để muộn phiền!
Cái cốt lõi ở đây như nó đã nói ko mang lại cả giá trị vs tinh thần thì lời của nó cũng không sai . Giờ bảo ông phải tôn thờ 1 người mà không mang lại cho ông giá trị gì ông có thấy vô lý ko
 
Thiền phân ra 2 loại:
- Thiền định (Samadhy) cũng gọi là Thiền chỉ; vd: tứ thiền sắc giới và 4 định vô sắc giới. Thiền định có chức năng diệt vọng tưởng, tầm, tứ, v.v... khiến tâm trở về trạng thái trong sạch, tĩnh lặng, tập trung. Công năng của thiền định giúp dễ tu tập thần thông, dễ sử dụng năng lực của tâm. Giúp vượt qua Dục giới sinh lên Sắc giới và Vô sắc giới.
- Thiền quán, cũng gọi là Thiền tuệ, Thiền minh sát (vipassana). Vd: tứ niệm xứ, quán hơi thở, nội thân, ngoại thân, quán 4 đại, quán vô thường, v.v... công năng của nó giúp phát sinh trí tuệ, thấy được thật tướng các pháp, chứng được Thánh đạo, Thánh quả, chấm dứt sinh tử.
- Như vậy, Thiền định bổ trợ cho Thiền quán. Thiền định giúp tâm tĩnh lặng, tập trung, sáng suốt, dễ sử dụng tâm ---) Giúp Thiền quán hiệu quả hơn. Vd: nếu ví tâm như mặt nước thì thiền định là làm cho nước trong và lặng lại, nhờ đó mặt nước giống như gương, có thể phản chiếu. Khi mặt nước giống như gương, có thể soi vào đó mà quan sát (thiền quán) nhìn thấy đúng dung mạo của mình, đúng cảnh vật như thật, từ chi tiết nhỏ nhặt cho đến tổng thể, do đó phát sinh nhận thức đúng đắn về mình và thế giới (sinh trí tuệ, thấy mọi pháp với đúng bản chất).
- Có 2 loại A la hán là:
+ Can quán giả A la hán, vị này ko tu thiền định, do tu thiền quán mà chứng được thánh đạo và thánh quả.
+ câu phần A la hán, vị này tu tập thuần thục thiền định và tu thiền quán chứng được thánh đạo và thánh đạo quả.
Do đó, tuy cùng là A la hán nhưng các vị có năng lực không giống nhau, chỉ đồng nhau ở chỗ cùng đoạn sạch lậu hoặc và ko còn tái sinh.
Hiểu như này còn chút lệch hướng, nhưng ko sao nó chỉ là các khái niệm trên sách nếu ai hành thiền tự sẽ điều chỉnh về trạng thái hiểu đúng.

Thiền là trạng thái tâm nó bao gồm định và quán, ko thể có định độc lập và quán độc lập trong tu hành. Nó giống như một đồng xu có 2 mặt định và quán, lụm đồng xu là lụm cả 2. Tuy nhiên tuỳ thiên tính có ng mạnh về định có ng mạnh về quán, mạnh cái nào thì lấy cái đó bù cái kia để "tổng số" là ko đổi. T thiên về quán.

Kinh tứ niệm xứ là phù hợp cho ng thiên hướng quán. Quán 4 niệm xứ làm tâm định, tâm định thì quán đc chuyên chú hơn từ đó mức độ định lại tăng lên, là sự nâng lên liên tục của quán và định.

Sơ thiền: do ly dục ly bất thiện pháp mà hỷ lạc sinh, với tầm& tứ, thân thể khinh an, nội tĩnh nhất tâm.
Yếu quết ở tầm & tứ tức là tìm ra một đối tượng và dùng tâm bám sát nó, vì tâm bám sát đối tượng nên nó bị " thôi miên" ko rảnh để nghĩ đến các dục và ác pháp. Khi ông bám sát càng thành thục thì nhập vào sơ thiền càng nhanh.

T ko rành về phân chia 2 dạng A la hán nhưng t tin chắc một A la hán là người đạt đến mức độ định tâm cao nhất tức nhập vào tầng thiền diệt thọ tưởng định( vô tướng tâm định) và có sự quán sát hiểu rõ tột cùng về khổ.
 
Ví dụ khi m giàu, m nói mng đều ngang hàng ai cũng kêu m là người khiêm tốn. Sau đó có 1 thg nói nó vs m cũng ngang hàng như lời m nói, ngta chửi thg đó :))
 
Tao chưa tìm hiểu sâu về giác ngộ và niết bàn, nhưng tao thấy khi tao giác ngộ thì mọi thứ bản thân tao cảm thấy rất là thoải mái, mọi thứ dễ dịu hơn, tính tao càng ngày càng hiền hơn, tao bỏ qua mọi thứ để cuộc sống đơn giản hơn. Đi đâu làm gì tao cũng thấy màu hồng, dù cuộc sống của tao chưa ổn nhưng tao cảm nhận thế là đủ rồi
 
Top