Sinh viên học ngành kỹ thuật được săn đón, cơ hội việc làm rộng mở

ewqeqweqw

Giang hồ mạng 5.0
Mexico
Trong nhiều năm trở lại đây, nhóm ngành kỹ thuật, khoa học cơ bản luôn trong tình trạng "khát" nhân lực, nhưng lại khó tuyển sinh đầu vào.
Sinh viên học ngành kỹ thuật được săn đón, cơ hội việc làm rộng mở

Thí sinh học ngành kỹ thuật có cơ hội việc làm rộng mở. Ảnh: Thiều Trang
Băn khoăn cơ hội việc làm
Nguyễn Quang Anh Phi, học sinh Trường THPT Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) dự kiến sẽ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để đăng kí xét tuyển vào các trường đào tạo về kỹ thuật. Dựa trên sở thích, đam mê của mình, Anh Phi đang hướng đến 2 ngành: Kỹ thuật cơ khí, Điện điện tử.
"Em chọn ngành trước khi chọn trường. Trong quá trình lựa chọn, điều em băn khoăn là cơ hội việc làm sau khi ra trường" - Anh Phi nói.
Tương tự như Anh Phi, em Nguyễn Ngọc Linh - học sinh Trường THPT Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng lựa chọn theo học khối ngành kỹ thuật vì nhận thấy bản thân có năng khiếu về môn Hoá học.
Ngọc Linh chia sẻ, em dự tính sẽ dùng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào Đại học Bách khoa và Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
Là con gái, lại chọn học ngành kỹ thuật, nên không ít lần em được khuyên nên suy nghĩ lại, lựa chọn ngành nghề khác nhẹ nhàng, đỡ vất vả hơn.
"Mình có năng khiếu thì nên lựa chọn theo năng lực, sở trường. Em tin mình có thể duy trì và theo đuổi ngành nghề mà mình lựa chọn. Được học tập, làm việc theo đúng sở trường sẽ tốt hơn rất nhiều so so với chạy theo xu hướng hay theo lựa chọn của bố mẹ" - nữ sinh nói.
Ngành khoa học, kỹ thuật "khát" nhân lực, nhưng khó tuyển sinh
Thạc sĩ Nguyễn Kim Chung - Phó Trưởng phòng Quan hệ công chúng và Doanh nghiệp, Trường Đại học Mỏ - Địa chất cho rằng, khối ngành kĩ thuật hiện nay vô cùng "khát" nhân lực.
Thầy cô Trường Đại học Mỏ - Địa chất tư vấn cho học sinh, phụ huynh về những cơ hội việc làm đối với nhóm ngành kỹ thuật. Ảnh: Minh Hà

Thầy cô Trường Đại học Mỏ - Địa chất tư vấn cho học sinh, phụ huynh về những cơ hội việc làm đối với nhóm ngành kỹ thuật. Ảnh: Minh Hà
"Hàng năm nhà trường nhận được nhiều đơn đặt hàng từ doanh nghiệp liên quan đến các nhóm ngành như: Kỹ thuật địa chất, Kỹ thuật trắc địa, Khai thác mỏ, Địa chất công trình, Địa kỹ thuật xây dựng,… Tuy nhiên, số sinh viên đào tạo không đủ cung cấp cho thị trường lao động" - Thạc sĩ Nguyễn Kim Chung chia sẻ.
Mặc dù "khát" nhân lực, nhưng những ngành này thường rất khó tuyển sinh. Nguyên nhân là bởi xã hội, phụ huynh, học sinh còn nhiều định kiến, cho rằng các nhóm ngành khoa học, kỹ thuật vất vả, khó xin việc, thu nhập không cao.
Qua công tác tuyển sinh nhiều năm, Thạc sĩ Nguyễn Kim Chung đánh giá, những quan điểm trên không còn phù hợp trong bối cảnh hiện đại. Bà nêu ví dụ:
"Khi thực hiện công tác trắc địa kỹ thuật, trước kia, chúng ta phải dùng thiết bị thô sơ thì hiện nay, hoàn toàn có thể xử lí trên hệ thống điện tử. Do đó, công việc, ngành nghề, lĩnh vực kĩ thuật không quá vất vả như chúng ta thường nghĩ. Những sinh viên tốt nghiệp, ra trường, được doanh nghiệp chào đón, cơ hội việc làm rộng mở".
 
Top