Đạo lý Tín ngưỡng đạo Mẫu việt nam, trong đây chắc chắn có người căn đồng số lính.

BÀN VỀ ĐỔI TRẠNG THAY THẦY
121894
Tín ngưỡng thờ MẪU và TAM TỨ PHỦ của người Việt được hình thành và phát triển qua các thời kỳ lịch sử cũng có những lúc thăng trầm nhưng sức sống của tín ngưỡng không thời kỳ nào ngưng cả, Vì nó đáp ứng được hầu hết các nguyện vọng về tâm linh của các hương tử
Vì vậy, nó vẫn có sự truyền thừa đời cha, đời con và lớp lớp các vị truyền nhân, trưởng bối giữ hồn, giữ cốt cho tín ngưỡng

Nghi thức hành lễ trình đồng, mở phủ là một nghi thức được xem là nghi thức tối cao nhất trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt, là sự khẳng định đồng nhân với thánh mẫu đình thần Tam Tứu Phủ. Nguyện cắt tóc làm tôi, nối đời làm con với nhà Thánh để từ đây nguyện cầu cho Quốc thái dân an, sống tốt đời đẹp đạo.( chi tiết xin xem bài LỄ TRÌNH ĐỒNG MỞ PHỦ)

Sau khi hoàn tất những nghi thức mở phủ này, đủ ở 4 phủ, 4 chum choé đã được mở, 4 trứng đã được bóc, đồng tân được nhận lĩnh đủ 4 khăn, 4 trứng, 4 ngân lượng, 4 tài lộc ở 4 phủ về đến nhà đồng tân ăn đủ 4 trứng, gạo cho vào nấu cháo ăn hết thì được xem là tân đồng. Từ đây, đồng thầy sẽ hướng dẫn đệ tử tu tập cho đúng đường đúng lối, từ lời ăn tiếng nói, hành lễ... Vv và vv
Và đồng tân sẽ theo thầy để tu tập cho tinh tấn, hành đạo cho đúng phép, giữ được lề lỗi của nhà Thánh, sống tốt đời đẹp đạo.sẽ được coi là khóa lễ thành công

Sau thời gian 3 năm thử lính, 9 năm thử đồng thì tiến tới 1 nghi thức đại đàn trong tứ phủ là lễ tạ ơn phật thánh tạ thầy, cấp sắc thành đồng. Từ đây các thanh đồng có thể đủ duyên để đi hành đạo, khai hồ, mở phủ, nhận đệ tử.

Nhưng trong thực tế, không ít những trường hợp đặc biệt, sau Khi mở phủ xong, chưa được 3 năm, thậm chí có người mới được vài ngày, hoặc 1 tháng... ĐÃ XẢY RA CHUYỆN KHÔNG LÀNH,
Trong những chuyện cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt ấy thì có vô vô vàn lý do....
Chỉ thấy rằng, giữa đồng Tân và thầy đồng trưởng không hợp nhau, nên một số người có ý định đi theo một thầy khác, tức là sẽ làm lễ SANG KHĂN LẠI, nghĩa là xoay khăn, hoặc đối trạng thay thầy.

LÝ DO

Trong cuộc sống thầy trò Sau khóa lễ, thì thầy trò còn phải có rất nhiều mối quan hệ , hướng dẫn tu tập, đi lễ các cung các cửa, vv va vv..... Nếu thầy trò mà không hợp nhau thì buồn lắm..., về phía con Hương đệ tử, thì không ai muốn như vậy cả....
nhưng giữa thầy đồng trưởng, và tân đồng mà phải đến nước... ĐỔI TRẠNG THAY THẦY thì cũng là bất đắc dĩ, nó thường sảy ra với một số lý do sau

A ) có thể do đồng thầy, hoặc đồng Tân, không đứng vững lập trường, có người xúi bậy, lời nói câu ra câu vào, ảnh hưởng tới danh dự..... Dẫn đến thầy trò bỏ nhau. ( thường là Tân đồng không vững lập trường nhiều hơn)
Về vấn đề này, theo như mình nghĩ, BÁT ĐŨA CŨNG CÓ KHI XÔ...
Tân đồng nên bình tĩnh, tự xem xét lại mình..
Nên phải biết thế nào là đạo

B ) bây giờ thời đại mới, đồng Tân thường vào mạng tham khảo, cũng hiểu biết tương đối về lễ mở phủ. Nhưng có những đồng thầy ở thế hệ cũ, người ta làm lễ có phần không cẩn thận, nên con đồng không phục, dẫn đến không tôn trọng thầy....
Vấn đề này, phải trách Tân đồng.... Đừng nghĩ rằng mình giỏi,có hiểu biết mà bất kính, chính Tân đồng sẽ không yên mệnh.... Thầy nào chẳng làm hết khả năng... Hơn nữa là THÁNH chứng TÂM nhé, không chứng LỄ đâu

C ) hoặc canh đàn sau khi xong xuôi.... Tân đồng không yên thân, mát mệnh, ....dẫn đến nóng ruột, đi xem bói lung tung, bị các thầy khác ( háo Lộc) chêm chọc... Làm cho tân đồng dao động...
Vấn đề này rất hay sảy ra, 10 vụ thì đến 8 vụ ở trong trường hợp này,
Khuyên Tân đồng
Bạn chưa yên bản thân mát bản mệnh thì hãy từ từ tham khảo thêm nhé, tùy duyên nghiệp của từng người, chứ chưa chắc đã do canh đàn bị lỗi nhé... Và cũng nên xét lại bản thân bạn đã tu tập được tốt chưa nhé
Vì vậy Tân đồng không nên quá khích, để cho những người có cơ hội xen vào, họ hứa đủ thứ... Rằng làm cho yên thân, cho giàu có hơn người, cho tất cả ....muốn gì được đấy.....
Nhưng thực ra chỉ là lời nói gió bay thôi, là dỗ bạn thôi nhé, nếu bạn cố nghe họ, bạn sẽ mất tiền...
Có những người còn nói, CỨ LÀM ĐI, THIẾU THÌ CÔ CHO
Bạn nên hiểu rằng, tất cả mọi tiền lễ đều ở túi bạn mà ra cả nhé... Không ai tự nhiên cho không bạn đâu

D ) cũng có người có lý do phải xoay khăn thật, ( đồng thầy mất, hoặc chuyển chỗ ở, thầy trò ở xa nhau quá, như ra nước ngoài chẳng hạn... hoặc muôn vàn lý do khác
Có thể là LỖI ĐỒNG thật hoặc làm lễ không đúng, cũng dẫn đến LỖI ĐỒNG )

Nếu đã phải như vậy, thì khuyên các bạn vài điều như Sau
1) tìm một chỗ nào đấy, xin làm con nuôi ( con nuôi 4 phủ nhé , chứ không phải con cái)
Tức là bạn nhờ cửa điện của đồng thầy mới, đề nghị thầy TÔN NHANG cho là được, và thầy mới sẽ kêu cầu cho bạn.... Chứ không nhất thiết phải khai hồ mở phủ lại nhé, hoặc không nhất thiết phải sang khăn lại nhé...
2) nếu gần được 3 năm, thì chỉ cần tạ khóa 3 năm, là được, lúc này bạn chỉ cần tìm một thầy Pháp sư cúng cho bạn, và bạn tự phủ khăn để hầu tạ 3 năm .
Nếu bạn làm con nuôi cửa điện nào, có thể nhờ thầy ở đó phủ khăn cho bạn cũng được ,và không nhất thiết phải nhờ thầy hầu chứng đàn nhé...
TUYỆT ĐỐI KHÔNG MỞ PHỦ HAI LẦN bạn nhé

Và còn Muôn vạn lý do nữa.. ..trong góc độ tế nhị, mà không nói ra... Mọi người tự hiểu nhé
Chỉ có người trong chăn mới hiểu .....
Nếu đã ngoài 3 năm thì không phải gì gì nữa đâu nhé

Chỉ là biết đến đâu, tâu đến đấy thôi ạ
 
Thầy @Hiệp Phò Mã giải thích hai chữ căn, đồng và căn đồng số lính cho con nhang chùa Bề Đề hiểu được không? Vì bận trước con cũng có tranh luận với 1 xamer khác về chuyện này. Theo con thì ai cũng có căn, có số. Còn người có căn đồng số lính là người tạm gọi là có duyên với Thánh Mẫu. Còn bạn kia thì cho rằng con người thường thì không có căn, số. Người có căn số chính là người mang căn đồng số lính.
 
  • VCL
Reactions: Vjc
Thầy @Hiệp Phò Mã giải thích hai chữ căn, đồng và căn đồng số lính cho con nhang chùa Bề Đề hiểu được không? Vì bận trước con cũng có tranh luận với 1 xamer khác về chuyện này. Theo con thì ai cũng có căn, có số. Còn người có căn đồng số lính là người tạm gọi là có duyên với Thánh Mẫu. Còn bạn kia thì cho rằng con người thường thì không có căn, số. Người có căn số chính là người mang căn đồng số lính.
Người kia chắc chắn là trẻ con chưa hiểu sự đời, hoặc là đạo giáo khác.
Trong đạo phật, hoặc đạo mẫu, tất cả con người sinh ra đều có cung bản mệnh, căn số trong người, trả qua là nặng hay nhẹ mà thôi. Đạo phật là từ bi, cứu độ chúng sinh. Còn đạo mẫu ( thánh) để thi hành bánh xe nhân quả. Còn nói về nhân duyên với mẫu lại càng sai, căn số có nặng và nhẹ, ai nặng bắt buộc phải ra trình đồng mở phủ, ( có người còn lấy con đường tu, thành trụ trì chùa, nhưng nợ tam, tứ phủ vẫn phải hầu đồng) ra để trả nợ nghiệp tiền kiếp , trả nợ đời chứ ko phải do duyên mà đến. Trần gian ta có câu, chấm đồng từ thủa lên 3, tới khi 18 phải ra trình đồng. Khi ra trình đồng để trả nghiệp lúc đó, sẽ được 1 ghế : ví dụ như các cô, các cậu, chúa, chầu, quan..... Thương sót hoặc tu tốt sẽ cho lộc để cứu đời, trả bớt nghiệp,, ví dụ như xem bói, gọi hồn, trừ tà, sát quỷ, bốc thuốc, chữa bệnh..... Dân gian có câu phật từ bi, nhưng thánh 1li cũng chấp.
 
Top