Trần Hưng Đạo nợ nước hơn thù nhà:

JoeBidenDC

Phó thường dân
United-States
Nợ nước trên thù nhà, đó là một gương lớn cho hậu thế. Ta xem câu chuyện của Hưng Đạo vương viết trong Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư, trang 52, như sau: “Quốc Tuấn[1] là con Yên Sinh Vương, lúc mới sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo: “[Người này] ngày sau có thể giúp nước cứu đời”.
Đến khi lớn lên, dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc rộng các sách, có tài văn võ. Yên Sinh Vương (Trần Liễu) trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng, mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, Yên Sinh cầm tay Quốc Tuấn giối giăng rằng:
“Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được?
Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.
Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, ông đem lời cha dặn nói với gia nô là Dã Tượng, Yết Kiêu. Hai người gia nô can ông:
“Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu, chỉ xin lấy người làm thịt dê là Duyệt làm thầy mà thôi.
Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người.
Một hôm Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ Vương:
“Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?”.
Hưng Vũ Vương trả lời:
“Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!”.
Quốc Tuấn ngẫm cho là phải.
Lại một hôm Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng. Quốc Tảng tiến lên thưa:
“Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ”.
Quốc Tuấn rút gươm kể tội:
“Tên loạn thần là từ đức con bất hiếu mà ra”, định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha. Đến đây, ông dặn Hưng Vũ Vương:
“Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng”.
Hưng Đạo Vương được phong chức Tiết Chế, nắm hết binh quyền mà không bao giờ làm việc để cho người chê là lạm dụng chức vụ. Việc này ta thấy nhan nhản trong xã hội. Nhà vua còn cho ông đặc quyền thưởng phạt, thăng chức cho ai thì cho. Nhưng ông không bao giờ tự ý làm việc này. Trang 3, Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư viết vịệc ấy như sau: “Bề tôi nhà Trần mà biết đạo ấy, phải chăng chỉ có Quốc công Hưng Đạo Đại Vương. Thánh Tông vì thấy ông có công lao to lớn, cho phép được tự tiện phong tước cho người, nhưng chưa bao giờ ông phong cho một ai cả. Giữa lúc giặc Hồ vào cướp, cầm quân chuyên chế, lấy thóc của người giàu để cấp lương quân, nhưng cũng chỉ cho người đó làm giả Lang tướng mà không dám cho làm Lang tướng thực.”
Hưng Đạo Vương được dân Việt tôn lên hàng thánh không phải là nguyên do. Các câu chuyện vì nước quên thù nhà, nắm hết binh quyền mà không làm phản, đánh bại quân thù được toàn quyền mà chẳng lạm dụng. Nhưng vẫn chưa hết ta hãy xem câu chuyện đối phó với sứ giả nhà Nguyên từ Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư, trang 34, như sau: “Nhà Nguyên lập Di Ái làm Lão hầu, cho Mục làm Hàn lâm học sĩ , Tuân làm Thượng thư, lại sai Sài Xuân đem 1000 quân hộ tống về nước. Xuân ngạo mạn vô lễ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh. Quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, Xuân dùng roi ngựa quất họ bị thương ở đầu. Đến điện Tập Hiền, thấy chăng bày màn trướng, hắn mới chịu xuống ngựa. Vua sai Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp. Xuân nằm khểnh không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp. Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn nghe thấy thế, tâu xin đến sứ quán xem Xuân làm gì. Lúc ấy Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi thẳng vào trong phòng. Xuân đứng dậy vái chào mời ngồi. Mọi người đều kinh ngạc, có biết đâu gọt tóc, mặc áo vải là hình dạng nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống pha trà, cùng uống với hắn. Người hầu của Xuân cầm cái tên đứng sau Quốc Tuấn, chọc vào đầu đến chảy máu, nhưng sắc mặt Quốc Tuấn vẫn không hề thay đổi. Khi trở về, Xuân ra cửa tiễn ông.”
Ở đây chúng tôi cũng xin thưa, nhân vô thập toàn. Dù rằng trên phương diện quốc gia dân tộc, trung quân, ái quốc Hưng Đạo Vương quả đáng làm thần, nhưng ngài cũng có những khuyết điểm của con người bình thường. Việc thứ nhất là chuyện hôn nhân của ngài:
Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư, trang 14 chép:
“Ngày 15 tháng ấy, vua mở hội lớn 7 ngày đêm, bày các tranh về lễ kết tóc và nhiều trò chơi cho người trong triều ngoài nội đến xem, ý muốn cho công chúa Thiên Thành là lễ kết tóc với Trung Thành Vương.
Trước đó, vua cho công chúa Thiên Thành đến ở trong dinh Nhân Đạo Vương (Nhân Đạo Vương là cha Trung Thành Vương). Quốc Tuấn muốn lấy công chúa Thiên Thành, nhưng không làm thế nào được, mới nhân ban đêm lẻn vào chỗ ở của công chúa thông dâm với nàng.
Công chúa Thụy Bà (chị ruột của Thái Tông, cô của Quốc Tuấn, nuôi Quốc Tuấn làm con) liền đến gõ cửa điện cáo cấp. Người coi cửa vội vào tâu. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:
“Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”
Vua vội sai nội nhân đến dinh Nhân Đạo Vương. Đến nơi, thấy yên lặng, bèn vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Quốc Tuấn đã ở đấy. Nhân Đạo bấy giờ mới biết chuyện.
Hôm sau, Thụy Bà dâng 10 mâm vàng sống, tâu rằng: ” Vì vội vàng nên không sắm được đủ lễ vật”.
Vua bắt đắc dĩ phải gả công chúa Thiên Thành cho Quốc Tuấn, lấy 2000 khoảnh ruộng.”
Nếu con mắt người đời nay, có lẽ chẳng ai cho đó là một việc xấu, nhưng ở thời nề nếp, khổng giáo còn mạnh của vài trăm năm trước thì là chuyện khác. Đây cũng chẳng qua là “Anh hùng nan quá mỹ nhân quan.” thôi.
Chuyện thứ hai là việc giết chết Ô Mã Nhi. Việc này Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư, trang 46, ghi lại như sau:
“Kỷ Sửu, Trùng Hưng năm thứ 5 [1289], (Nguyên Chí Nguyên năm thứ 26). Mùa xuân, tháng 2, sai Nội thư Hoàng Tá Thốn đưa bọn Ô Mã Nhi về nước, dùng kế của Hưng Đạo Vương, lấy người giỏi bơi lặn, sung làm phu thuyền, ban đêm dùi thuyền cho đắm, bọn Ô Mã Nhi đều chết đuối cả.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Chữ tín là vật báu của nước, mà làm cho người khác phục mình sâu sắc thì đó là gốc của vương chính. Hưng Đạo Vương dùng bá thuật, muốn được thành công trong một thời mà không biết làm như thế là đã thất tín với muôn đời. Đã nói là đưa về nước lại dùng mưu kế để giết đi, thì thực quỷ quyệt quá lắm. Thái Tổ Cao Hoàng Đế nước Đại Việt ta đang khi dẹp loạn, định tha người.”
Chuyện trên đây cũng chỉ bắt nguồn từ cái bá thuật của Ô Mã Nhi khi vào Long Hưng khai quật mộ của các tổ tiên họ Trần, lại còn hăm hai vua Trần: “Ngươi chạy lên trời ta theo lên trời; ngươi chuixuống đất ta theo xuống đất.” Y định dùng kế này bắt hai vua ra hàng. Vì hành vi tàn ác và cái bá đạo trên mà Hưng Đạo Vương trả đũa bằng bá đạo.
Phần trên cho ta thấy không những Hưng Đạo Vương làm chúng ta khâm phục mà con ngài, gia tướng của ngài Yết Kiêu, Dã Tượng đều là các nhân vật đại trượng phu, đầu đội trời, chân đạp đất. Thật đáng làm gương cho hậu thế.
Trần Quang Khải quyền cao nhận việc.
Ông là người tài kiêm văn võ, biết nhiều thứ tiếng, giữ đến chức tể tướng, dưới một người mà trên thiên hạ.
Như trong phần nhân hòa của Đại Việt, chúng tôi đã kể câu chuyện hòa hợp giữa hai tướng Hưng Đạo Vương và Chiêu Minh VươngTrần Quang Khải. Nếu kể về quyền điều khiển quốc gia thì ông còn cao hơn Hưng Đạo Vương. Vậy mà khi giặc tới ông cũng chấp nhận thi hành theo lệnh Hưng Đạo Vương.
Trần Nhật Duật can đảm:
Can đảm cũng là một điều cần thiết làm tướng. Tướng có can đảm thì quân mới có tinh thần. Ta hãy xem câu chuyện can đảm của vị tướng này trong Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư, trang 33 đã dịch như sau:
“Trịnh Giác Mật ở đạo Đà Giang làm phản.
Vua sai Chiêu Văn Vương Nhật Duật đi dụ hàng. Bấy giờ, Nhật Duật coi đạo Đà Giang, ngầm đem quân thuộc hạ đến.
Trịnh Giác Mật sai người đến quân doanh, bày tỏ lòng thành:”Mật không giám trái mệnh. Nếu ân chúa một mình một ngựa đến thì Mật xin hàng”.
Nhật Duật nhận lời, chỉ đem 5, 6 tiểu đồng cùng đi. Quân sĩ ngăn lại, Nhật Duật nói:
“Nếu nó giáo giở với ta thì triều đình còn có vương khác đến”.
Khi tới trại, người Man dàn vây mấy chục lớp và đều cầm đao thương chĩa vào phía trong. Nhật Duật đi thẳng vào, trèo lên trại. Mật mời ông ngồi. Nhật Duật thạo biết tiếng nói và am hiểu phong tục của nhiều nước, cùng ăn bốc, uống bằng mũi với Mật. Người Man thích lắm. Khi Nhật Duật trở về, Mật đem gia thuộc đến doanh trại đầu hàng. Mọi người đều vui lòng kính phục vì không mất một mũi tên mà bình được Đà Giang. Đến khi về kinh sư, [Nhật Duật] đem Mật và vợ con hắn vào chầu, vua rất khen ngợi ông. Sau đó, vua cho Mật về nhà, giữ con hắn ở lại kinh đô. Nhật Duật mến nuôi hết lòng, xin triều đình ban tước thượng phẩm và cho vào trông ao cá, sau cũng cũng cho về nhà.”
Phạm Ngũ Lão thương lính như con.
Tướng Phạm Ngũ Lão lừng danh từ khi chưa nhập ngũ. Ngày còn là học sinh tiểu học tôi đã me câu chuỵên ngồi đan giỏ, bị thương đâm vào đùi mà không biết. Một con người vừa can đảm vừa yêu đất nước vô cùng. Cái khí thế ấy làm tinh thần binh sĩ tăng lên.
Theo lịch sử thì Phạm Ngũ Lão đối sử với binh sĩ như cha đối với con. Ta thấy ông có cách cư sử như Ngô Khởi, và Điền Đan. Đây chính là một trận Công Tâm rất hiệu quả. Cái tình thương này làm bĩnh sĩ quí trọng ông và hết lòng đánh giặc.
Trần Quốc Toản, thiếu niên anh hùng.
Câu chuyện bóp cam đã được lịch sử ghi lại. Câu chuyện cho ta thấy cái hào hùng của tuổi trẻ. Chắc chắn binh lính dưới quyền cũng sẽ tiêm nhiễm cái hào khí ngất trời ấy. Tiếng tăm của vị anh hùng này sẽ lan truyền trong quân ngũ như làn sóng thần trên biển khơi.
Cái cương quyết của Trần Thủ Độ
Thủ Độ tàn ác, nhưng xét ra cái tàn ác này là để bảo vệ Trần Triều. Ta không biết nếu thời gian Mông Cổ sang xâm lấn nước ta mà nước ta đang có một vì vua của một dòng họ nào đó, liệu có thể có các trang sử vinh quang hay không? Ông cũng có nhiều cái hay trong đời làm việc của ông. Như trên đã viết, khi Quân Mông sang xâm lấn đất nước lần, đầu, và nếu ông không nói câu: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo.” thì chắc gì về sau có các vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông cùng các tướng tài ba Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Lê Phụ Trần…đẩy lui quân Nguyên Mông không?
Nhiều nơi ca tụng Hưng Đạo Vương.
Rất nhiều website công nhận Hưng Đạo Vương là một trong những người tướng tài năng nhất thế giới.
 
Nợ nước hơn thù nhà là sao? Thông não tao cái
Trần Hưng Đạo là con của trần liễu.. trước khi an sinh vương trần liễu chết có dặn trần hưng đạo phải cướp ngôi thì ông chết mới nhắm mắt... trần hưng đạo có thù nhà với vua trần cảnh thật ( vì trần liễu bị trần thủ độ lấy vợ của mình gả cho trần cảnh )
 
Trần Hưng Đạo là con của trần liễu.. trước khi an sinh vương trần liễu chết có dặn trần hưng đạo phải cướp ngôi thì ông chết mới nhắm mắt... trần hưng đạo có thù nhà với vua trần cảnh thật ( vì trần liễu bị trần thủ độ lấy vợ của mình gả cho trần cảnh )
Cái này tao biết, nhưng tiêu đề là "nợ nước hơn thù nhà" thì tao đéo hiểu nên đang cần thông
 
Cái này tao biết, nhưng tiêu đề là "nợ nước hơn thù nhà" thì tao đéo hiểu nên đang cần thông
thì ông coi việc chống giặc là nợ nước đó.. tất cả thanh niên nói chung đều mang nợ nước mà mày
 
Cái này tao biết, nhưng tiêu đề là "nợ nước hơn thù nhà" thì tao đéo hiểu nên đang cần thông
phải đền nợ nước đã. giúp đất nc chống giặc chứ ko đặt thù nhà lên trên, tranh thủ quyền lực trong tay đoạt quyền thiên hạ
 
Trần Hưng Đạo là con của trần liễu.. trước khi an sinh vương trần liễu chết có dặn trần hưng đạo phải cướp ngôi thì ông chết mới nhắm mắt... trần hưng đạo có thù nhà với vua trần cảnh thật ( vì trần liễu bị trần thủ độ lấy vợ của mình gả cho trần cảnh )
sau Hưng Đạo Vương cũng đi cướp vợ sắp cưới của 1 ông khác trong họ Trần mà. Giờ mà mang cái thù nhà ra nói thì nó há miệng mắc quai
 
sau Hưng Đạo Vương cũng đi cướp vợ sắp cưới của 1 ông khác trong họ Trần mà. Giờ mà mang cái thù nhà ra nói thì nó há miệng mắc quai
vợ sắp cưới nó khác mày ơi... đây là vợ trần liễu mang thai rồi. mang qua gả cho trần cảnh. còn vụ kia là 2 người yêu nhau nhưng vua ko biết ban hôn
 
Trần Thủ Độ chính là trùm cuối của nhà Trần ban đầu. Chắc do ổng làm nhiều điều ác quá nên sau này không được tôn vinh nhiều
 
Trần Thủ Độ chính là trùm cuối của nhà Trần ban đầu. Chắc do ổng làm nhiều điều ác quá nên sau này không được tôn vinh nhiều
Giờ thì công lao của ông đã được các nhà sử học ghi nhận rồi. Tên ông cũng được đặt tên đường ở Hà Nội rồi, sau bến xe Nước Ngầm đó. Kể ra dân Thái Bình hay là người viết lên bước ngoặt các cột mốc lịch sử Việt Nam phết
 
Trước Trần Thủ Độ là Trần Tự Khánh một tay kéo nhà Lý về với họ Trần. Đánh nam dẹp bắc công lao như núi với họ Trần đấy.
 
Thời trần thì nhiều tướng tài mà toàn loạn luân thôi =))
Nhà Trần lấy ngôi từ nhà Lý thông qua hôn nhân nên để tránh việc ngai vàng bị rơi vào tay người ngoài thì có quy định phải kết hôn trong họ, hơn nữa việc này là do Trần Thái Tông bày ra để mục đích là các đời vua sau đều mang dòng máu của cả chi trưởng ( của Trần Liễu) và chi thứ ( Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông) nhằm xoá đi hiềm khích quá khứ giữa hai chi. Chỉ là ngài cũng không ngờ đến đời Nghệ Tông lại vì kết hôn với con gái họ Hồ mà để chính Hồ Quý Ly đoạt ngôi y như cách nhà Trần đã làm với nhà Lý.
 
Ài! Để lại chử thất Tín thì không tốt mấy rồi. Trong tam quốc diễn nghĩa cũng vậy, Chu Du nhiều lần muốn hại Gia Cát Lượng nhưng bị Từ Thứ can lại làm thế là để lại tiếng xấu muôn đời. Kết lại 1 vị tướng tài trong lịch sử lúc nào cũng phải có 1 vị quân sư theo thì mới rạng rở danh tiếng được. Nở làm điều sai quấy thì quân sư cũng can lại, nói thêm bên Tào Tháo 3 4 người quân sư can Tào Tháo mấy lần, muốn xưng Vương, Phế Vua, Xưng Vua., điều bị gởi cho thuốc độc. Ài! Thật đáng buồn
 
Đầu tiên xin kể về một nhân vật đó là Hiến Từ Hoàng Hậu vợ của Trần Minh Tông.

Hiến Từ Tuyên Thánh Hoàng hậu hay còn được biết đến với tên gọi Hiến Từ Hoàng Thái hậu Trần Thị là ái nữ của Huệ Vũ Đại vương Trần Quốc Chẩn, ông là người con thứ hai của Trần Nhân Tông, em trai của Trần Anh Tông. Theo vai vế, Hiến Từ Tuyên Thánh Hoàng hậu gọi Nhân Tông hoàng đế là ông nội, Trần Anh Tông là bác, Trần Minh Tông là anh họ. Xuất thân cao quý và thập phần hiển hách, từ nhỏ, bà đã được thụ phong là Huy Thánh Công chúa.
Khoảng năm Hưng Long thứ 9 (1301), cháu nội Thượng tướng Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải là Uy Túc công Trần Văn Bích lấy Thiên Trân công chúa, con gái Trần Nhân Tông làm phu nhân. Khoảng 8 năm sau, Thiên Trân công chúa qua đời, Uy Túc lại lấy Huy Thánh công chúa. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân này cũng không kéo dài được lâu, sử sách không ghi chép lại rõ lý do nhưng có thể là bà ly hôn hoặc bị buộc phải bỏ Uy Túc công rồi trở về nhà cha là Huệ Vũ vương, được sắp đặt làm Hoàng hậu cho Minh Tông.

Như vậy Hiến Từ Hoàng Hậu này đã có chồng trước là Uy Túc Vương Trần Văn Bích và thậm chí có thể bà đã có con trước rồi sau đó mới lấy và làm hoàng hậu của Trần Minh Tông.
Vì vậy Minh Tông lúc đầu ác cảm với bà này và cả cha của bà là Trần Quốc Chẩn người nắm quyền tể tướng và gần như đứng đầu bá quan dưới triều Trần Minh Tông.
cái này t có nghe qua đoạn này, trước có tìm hiểu nhưng đoạn sau của thời Trần rối vl d hiểu hết được
 
Đầu tiên xin kể về một nhân vật đó là Hiến Từ Hoàng Hậu vợ của Trần Minh Tông.

Hiến Từ Tuyên Thánh Hoàng hậu hay còn được biết đến với tên gọi Hiến Từ Hoàng Thái hậu Trần Thị là ái nữ của Huệ Vũ Đại vương Trần Quốc Chẩn, ông là người con thứ hai của Trần Nhân Tông, em trai của Trần Anh Tông. Theo vai vế, Hiến Từ Tuyên Thánh Hoàng hậu gọi Nhân Tông hoàng đế là ông nội, Trần Anh Tông là bác, Trần Minh Tông là anh họ. Xuất thân cao quý và thập phần hiển hách, từ nhỏ, bà đã được thụ phong là Huy Thánh Công chúa.
Khoảng năm Hưng Long thứ 9 (1301), cháu nội Thượng tướng Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải là Uy Túc công Trần Văn Bích lấy Thiên Trân công chúa, con gái Trần Nhân Tông làm phu nhân. Khoảng 8 năm sau, Thiên Trân công chúa qua đời, Uy Túc lại lấy Huy Thánh công chúa. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân này cũng không kéo dài được lâu, sử sách không ghi chép lại rõ lý do nhưng có thể là bà ly hôn hoặc bị buộc phải bỏ Uy Túc công rồi trở về nhà cha là Huệ Vũ vương, được sắp đặt làm Hoàng hậu cho Minh Tông.

Như vậy Hiến Từ Hoàng Hậu này đã có chồng trước là Uy Túc Vương Trần Văn Bích và thậm chí có thể bà đã có con trước rồi sau đó mới lấy và làm hoàng hậu của Trần Minh Tông.
Vì vậy Minh Tông lúc đầu ác cảm với bà này và cả cha của bà là Trần Quốc Chẩn người nắm quyền tể tướng và gần như đứng đầu bá quan dưới triều Trần Minh Tông.
Hóng, toppic Nguyễn Trãi chưa xong kìa
 
Trâu Canh bày cách giết một đứa bé 5 tuổi lấy mật hòa với Dương Khởi Thạch cho Dụ Tông uống và loạn luân với em hay chị ruột của mình sẽ khỏi.
Minh Tông làm theo và đem Thiên Ninh công chúa chị ruột của Dụ Tông loạn luân với em mình. Quả nhiên công hiệu.
Thiên Ninh công chúa và Dụ Tông đều là con ruột của Hiến Từ Hoàng Hậu và Trần Minh Tông
Bà này sau sẽ đóng vai trò trong việc lật đổ Nhật Lễ và lấy lại ngôi cho họ Trần.
Nhà Trần là thời đại rực rỡ hạng nhất Đại Việt, nhưng tiếng nhơ loạn luân thì cũng ghê tởm nhất hạng
 
Top