Trung ương Đảng sắp họp: bố trí nhân sự cho 'Tứ Trụ'?

Hai vị trí trong Tứ Trụ sẽ thuộc về ai?

Chụp lại hình ảnh,Hai vị trí trong "Tứ Trụ" sẽ thuộc về ai?
6 giờ trước
Lịch làm việc mới cập nhật của một số ủy viên Trung ương Đảng cho thấy Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ có hội nghị trong tuần này. Khả năng cao là cuộc họp sẽ tập trung bàn các vấn đề nhân sự quan trọng, bao gồm các chức danh chủ chốt của Đảng và nhà nước, cũng như công bố kỷ luật một số cán bộ.
Sau sự ra đi của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong vòng chỉ hơn một tháng, "Tứ Trụ" Việt Nam hiện còn trống hai ghế.
Trong bối cảnh Quốc hội sẽ có kỳ họp thường kỳ khai mạc vào ngày 20/5, nhiều nhà quan sát đã nhận định với BBC rằng chức danh chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội có thể sẽ chính thức được đưa ra để Quốc hội Việt Nam xem xét trong đợt này.
Với quy trình chọn lãnh đạo của Việt Nam – Đảng quyết trước rồi mới đến Quốc hội làm thủ tục bầu, dự kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ họp để chọn nhân sự trước ngày 20/5.
BBC phát hiện lịch làm việc mới được cập nhật của một số ủy viên Trung ương Đảng cho thấy những người này sẽ đi "họp Trung ương" từ ngày 16-18/5 tại Hà Nội.

Trung ương Đảng họp để chốt nhân sự?​

Vào ngày 20/3, Trung ương Đảng đã họp bất thường để quyết định cho ông Võ Văn Thưởng thôi các chức vụ trong đảng và nhà nước, bao gồm chức chủ tịch nước.
Tương tự, ngày 26/4, Trung ương Đảng đã tổ chức hội nghị để cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ đang nắm giữ, bao gồm chức chủ tịch Quốc hội.
Với cơ chế Đảng lãnh đạo toàn diện, việc bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các lãnh đạo cấp cao đều đi theo trình tự như sau: Trung ương Đảng xem xét, cho ý kiến đối với hầu hết các chức danh trong Đảng và Nhà nước; sau đó Quốc hội sẽ bỏ phiếu quyết định đối với các chức danh mà Quốc hội bầu.
Chẳng hạn, với ông Thưởng và ông Huệ thì Đảng họp và “cho thôi” các chức danh trong Đảng cùng các chức danh nhà nước, bao gồm chức chủ tịch nước (đối với ông Thưởng) và chủ tịch Quốc hội (đối với ông Huệ). Sau đó, Quốc hội họp và bỏ phiếu miễn nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu cùng với tư cách đại biểu Quốc hội.
Với quy trình như vậy, cơ bản một khi Đảng đã “quyết” thì mọi chuyện coi như xong.
Điều đáng nói là các cuộc họp của Đảng để đưa ra những quyết định trọng đại với đất nước nói trên đều không được thông báo công khai.
Với hai cuộc họp liên quan đến sinh mệnh chính trị của ông Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ, BBC News Tiếng Việt đã phải “đi đường vòng” bằng cách dựa vào lịch họp của một số quan chức cấp tỉnh và cấp bộ là ủy viên Trung ương Đảng để xác định.
Và lần này, lịch làm việc của một số ủy viên Trung ương Đảng đang công tác tại các địa phương, bộ ngành cũng cho thấy sẽ có hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ ngày 16-18/5.
Trên cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang, chúng tôi nhận thấy ông Nghiêm Xuân Thành - Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng - có lịch "đi công tác tại Hà Nội" trong những ngày này.
Lịch của Ủy viên Trung ương Đảng Nghiêm Xuân Thành đi công tác Hà Nội

Chụp lại hình ảnh,Lịch làm việc của Ủy viên Trung ương Đảng Nghiêm Xuân Thành có ghi "đi công tác Hà Nội"
Lịch làm việc của ông Lê Trường Lưu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên-Huế, đăng trên cổng thông tin của HĐND tỉnh này cho biết ông sẽ họp Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hà Nội vào ngày 16/5 (cho đến ngày 18/5).
Lịch làm việc của một số ủy viên khác cũng có nội dung tương tự.
Lịch làm việc của ông Lê Trường Lưu được đăng công khai trên cổng thông tin của HĐND tỉnh Thừa Thiên-Huế

NGUỒN HÌNH ẢNH,CHỤP MÀN HÌNH
Chụp lại hình ảnh,Lịch làm việc của ông Lê Trường Lưu được đăng công khai trên cổng thông tin của HĐND tỉnh Thừa Thiên-Huế

Ai sẽ vào 'Tứ Trụ'?​

Theo nhiều nhà quan sát, chức danh chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội cần sớm được công bố thì Việt Nam mới có thể trấn an các nước và làm nhẹ sự nghi ngại của các nhà đầu tư nước ngoài về tình hình chính trị nội bộ.
Vì vậy, nếu Trung ương Đảng họp, khả năng cao sẽ là chốt nhân sự cho các chức danh lãnh đạo, gồm chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội và một số chức danh trong Đảng.
Về các chức danh trong "Tứ Trụ", theo Quy định 214-QĐ/TW của Bộ Chính trị, để đạt tiêu chuẩn làm chủ tịch nước và/hoặc chủ tịch Quốc hội, cá nhân cần tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên.
Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội đều phải là đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (thứ hai từ trái) và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (bìa phải) là hai nhân vật trong Tứ Trụ bị mất chức trong năm 2024

NGUỒN HÌNH ẢNH,NHAC NGUYEN/AFP/GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (thứ hai từ trái) và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (bìa phải) là hai nhân vật trong "Tứ Trụ" bị mất chức trong năm 2024
Hiện những người thỏa mãn cả hai yêu cầu trên (quy định của Đảng và quy định trong hiến pháp, luật) có ông Nguyễn Phú Trọng, ông Tô Lâm, bà Trương Thị Mai và ông Phạm Minh Chính.
Tuy nhiên, hiện ông Trọng và ông Chính đã ở trong "Tứ Trụ” nên hầu như không có khả năng hai người này sẽ thay thế ông Thưởng và ông Huệ. Xét sức khỏe của ông Trọng thì ông khó có thể kiêm thêm chức chủ tịch nước, điều mà ông từng làm sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vào năm 2018. Còn vị trí thủ tướng của ông Chính là vị trí điều hành các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, nếu thay đổi sẽ gây ra nhiều xáo trộn.
Do đó, bà Trương Thị Mai và ông Tô Lâm là hai người đủ tiêu chuẩn nhất và được coi là phù hợp nhất cho vị trí chủ tịch Quốc hội và chủ tịch nước.
Cần lưu ý, Quy định 214 cũng nêu rằng, các chức danh "Tứ Trụ" và thường trực Ban Bí thư đều có thể có ngoại lệ và điều này "do Ban Chấp hành Trung ương quyết định".
Điều đó cho thấy, trong trường hợp Đảng muốn cơ cấu người không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo Quy định 214, sẽ có thêm các ứng viên khác, bao gồm các ủy viên Bộ Chính trị chưa tham gia trọn một nhiệm kỳ.
Nếu có các trường hợp ngoại lệ thì cơ hội vào "Tứ Trụ" sẽ rộng cửa hơn cho nhiều người khác, trong đó có ông Trần Thanh Mẫn, người đang được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội sau khi ông Huệ bị miễn nhiệm.
Giáo sư Carl Thayer, một nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm, từng chia sẻ với BBC sau khi ông Huệ từ chức rằng ông Mẫn có khả năng sẽ lên làm chủ tịch Quốc hội.
Chi tiết quê quán của các ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 đương nhiệm. Chỉ có ông Trần Thanh Mẫn và ông Nguyễn Văn Nên là từ miền Nam.

Chụp lại hình ảnh,Chi tiết quê quán của các ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 đương nhiệm. Chỉ có ông Trần Thanh Mẫn và ông Nguyễn Văn Nên là từ miền Nam.

Cửa nào cho ông Tô Lâm?​

Nếu không xét các trường hợp ngoại lệ thì bà Trương Thị Mai và ông Tô Lâm có thể sẽ lần lượt là chủ tịch Quốc hội và chủ tịch nước hoặc ngược lại.
Nếu bà Trương Thị Mai vào một trong hai vị trí nói trên, Đảng sẽ phải chọn người thay bà giữ chức thường trực Ban Bí thư.
Còn về phần ông Tô Lâm, một số nhà quan sát nhận định với BBC rằng vị đại tướng công an sẽ ưu tiên chiếc ghế tổng bí thư hơn vì chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội đều không có nhiều thực quyền, nhất là khi quyền lực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lấn át.
Ông Tô Lâm hiện đã giữ chức Bộ trưởng Công an hai nhiệm kỳ và không thể tiếp tục thêm một nhiệm kỳ nữa. Nếu không vào "Tứ Trụ", ông Tô Lâm sẽ phải về hưu vào 2026.
Giáo sư Thayer cũng đánh giá rằng tham vọng trở thành tổng bí thư của ông Tô Lâm không hoàn toàn thuận lợi, vì có vẻ ông không giành được sự ủng hộ cao từ các đồng chí của mình. Bằng chứng là trong cuộc bỏ phiếu đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu hồi năm ngoái, ông có số phiếu “tín nhiệm cao” khá thấp, trong khi nhận được nhiều phiếu “tín nhiệm thấp”.
Giáo sư Thayer đánh giá rằng có lẽ nhiều người ở Trung ương không thích ông Tô Lâm vì ông ấy có quyền lực quá lớn.
Ông Tô Lâm có khả năng cao sẽ ngồi vào vị trí chủ tịch nước

Chụp lại hình ảnh,Ông Tô Lâm có khả năng cao sẽ ngồi vào vị trí chủ tịch nước
Theo Điều lệ Đảng, đảng viên phải "phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng".
Vì vậy, nếu Ban Chấp hành Trung ương quyết định chọn ông Tô Lâm cho chức vụ chủ tịch nước thì ông phải phục tùng.
Một số nhà quan sát mà BBC phỏng vấn cho rằng cương vị chủ tịch nước sẽ giúp ông Tô Lâm từ đây cho tới Đại hội Đảng năm 2026 có thể chuẩn bị tốt hơn cho chức tổng bí thư vì chỉ có các chức danh trong "Tứ Trụ" và thường trực Ban Bí thư mới được Trung ương Đảng xem xét "trường hợp đặc biệt".
Xét các đời tổng bí thư từ sau Đổi mới tới nay, có thể thấy một thông lệ rằng các vị này đều đã nắm chức vụ trong "Tứ Trụ" hoặc là thường trực Ban Bí thư (trường hợp Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Lê Khả Phiêu).
Việc ông Tô Lâm không phải là "Tứ Trụ" cũng như không là thường trực Ban Bí thư sẽ khiến việc ông trở thành tổng bí thư vào năm 2026 là một sự "vượt cấp", theo nhận định của một nhà quan sát giấu tên từ Hà Nội.
Chính vì vậy, nếu Đại tướng Tô Lâm làm chủ tịch nước, ông sẽ có cơ hội cao hơn để kéo dài sự nghiệp chính trị của mình vào Đại hội Đảng 14, khi ông đã quá 65 tuổi.
"Trong lịch sử, chưa từng có trường hợp làm bộ trưởng Bộ Công an lên thẳng vị trí tổng bí thư. Vì vậy, nếu ông Tô Lâm muốn lên chức vụ này, ông phải vào 'Tứ Trụ' hoặc thường trực Ban Bí thư trước, rồi sau đó củng cố quyền lực để trở thành trường hợp đặc biệt vào chiếc ghế tổng bí thư," nhà quan sát giấu tên từ Hà Nội nhận định.


Ông Tô Lâm cũng có một số vụ việc mà các đối thủ chính trị có thể khoét sâu vào. Hồi năm 2021, trong chuyến công tác tới Anh, ông từng có mặt tại bữa tiệc thịt bò dát vàng của đầu bếp Salt Bae tại London, sự kiện gây chú ý cả trong nước lẫn quốc tế trong bối cảnh đất nước đang chống dịch Covid-19.
Vụ này không được truyền thông trong nước đưa tin, cũng như ông Tô Lâm không phải chịu bất kỳ kỷ luật, phê bình công khai nào về mặt đảng và chính quyền. Tuy nhiên, một số nhà quan sát đánh giá rằng danh tiếng và hình ảnh ông có thể đã bị ảnh hưởng.
Nhiều nhà quan sát độc lập và chính trị gia nước ngoài cũng cho rằng ông Tô Lâm có vai trò trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức hồi năm 2017, vụ việc đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao cho Việt Nam. Điều này sẽ khiến ông bất lợi trong quan hệ đối ngoại khi nắm giữ các chức vụ lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước.

Giải pháp tạm thời Trần Thanh Mẫn?​

Giáo sư Abuza nhận định với BBC rằng chủ tịch Quốc hội là vị trí "vô cùng quan trọng cho tính chính danh của Đảng".
"Tôi nghĩ sẽ rất khó để đất nước vận hành mà không có chủ tịch Quốc hội khi mà luật và các quy định cần được thông qua. Việc không có chủ tịch Quốc hội sẽ gửi một tín hiệu rất xấu đến các nhà đầu tư nước ngoài," ông Abuza nói.
Một số ý kiến cho rằn, trong bối cảnh Việt Nam cần lấp đầy hai vị trí "Tứ Trụ" nhanh nhất có thể để sớm ổn định tình hình nhân sự thượng tầng và gửi tín hiệu tích cực cho giới đầu tư, khả năng cao ông Trần Thanh Mẫn sẽ được chọn cho vị trí chủ tịch Quốc hội.
Ông Mẫn hiện là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 và là đại biểu Quốc hội khóa 15. Trong một Bộ Chính trị già nua như hiện tại (hơn 75% sẽ quá 65 tuổi vào Đại hội Đảng 14), ông Mẫn là một trong ba gương mặt có thể tái ứng cử ủy viên Bộ Chính trị khóa 14 (xét theo quy định tuổi tác).
Về vùng miền, ông Mẫn là một trong hai ủy viên Bộ Chính trị hiếm hoi từ miền Nam. Người còn lại là Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên nhưng ông Nên không phải là đại biểu Quốc hội nên không thể vào "Tứ Trụ", theo quy định của hiến pháp và pháp luật.
Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chụp lại hình ảnh,Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13, Đại biểu Quốc hội khóa 15
Ông Mẫn sinh năm 1962, quê ở Hậu Giang, là tiến sĩ kinh tế, cử nhân chính trị.
Ông là ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa 10; ủy viên Trung ương Đảng khóa 11, 12, 13; bí thư Trung ương Đảng khóa 12; ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 và là đại biểu Quốc hội các khóa 13, 14, 15.
Ông Trần Thanh Mẫn từng có thời gian dài làm công tác Đoàn Thanh niên tại các tỉnh Hậu Giang và Cần Thơ.
Từ tháng 7/1994, ông Trần Thanh Mẫn làm chánh văn phòng UBND tỉnh, sau đó làm phó chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ.
Từ năm 2008-2011, ông làm phó bí thư Thành ủy, chủ tịch UBND TP Cần Thơ.
Từ năm 2011-2015, ông Trần Thanh Mẫn làm bí thư Thành ủy Cần Thơ, trước khi giữ cương vị phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ông được bầu làm phó chủ tịch thường trực Quốc hội vào ngày 1/4/2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 14.
Tháng 7/2021, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 15, ông tiếp tục được bầu giữ chức phó chủ tịch Quốc hội và tiếp tục đảm nhiệm vai trò phó chủ tịch thường trực Quốc hội khóa 15.
Tháng 1/2021, tại Đại hội Đảng lần thứ 13, ông Mẫn được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất Trung ương Đảng khóa 13, ông được bầu vào Bộ Chính trị.
Theo Giáo sư Thayer, nếu ông Mẫn làm chủ tịch Quốc hội thì đây được coi là giải pháp trước mắt để chờ tới Đại hội Đảng lần thứ 14 vào đầu năm 2026.

Các gương mặt khác​

Với nhân sự hội đủ tiêu chuẩn quá ít ỏi như hiện nay, một số ủy viên Bộ Chính trị là Phan Văn Giang, Lương Cường, Phan Đình Trạc, Trần Cẩm Tú cũng được đánh giá có khả năng vào “Tứ Trụ" hoặc là thường trực Ban Bí thư (thay thế bà Trương Thị Mai nếu bà không còn đảm nhiệm vị trí này nữa).
Ông Phan Văn Giang sinh năm 1960, quê ở Nam Định, ông bắt đầu cuộc đời binh nghiệp vào tháng 8 năm 1978, khi ông tham gia chiến tranh đấu ở Cao Bằng trong cuộc chiến Biên giới với Trung Quốc năm 1979.
Năm 2016, ông Giang vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 và trở thành thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông Giang vào Bộ Chính trị vào tháng 1/2021 và trở thành bộ trưởng Quốc phòng vào tháng 4. Vào tháng 9, ông được thăng hàm đại tướng.
Giống như ông Phan Văn Giang, sự nghiệp ông Lương Cường cũng thăng tiến theo đường binh nghiệp. Ông Cường sinh năm 1957, quê ở Phú Thọ, là ủy viên Trung ương Đảng ba khóa 11, 12 và 13.
Ông được thăng hàm đại tướng vào năm 2019. Năm 2021, ông được bầu vào Bộ Chính trị và hiện là Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương. Trong quân đội Việt Nam, sĩ quan phụ trách chính trị luôn có một vị trí đặc biệt quan trọng, từ cấp chính ủy cho tới cấp chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Có thể thấy điều này qua thực tế là chủ nhiệm Tổng cục Chính trị luôn mang cấp hàm đại tướng, tương đương với Bộ trưởng Quốc phòng. Vì vậy, việc ông Lương Cường đứng đầu Tổng cục Chính trị là một thuận lợi để ông có thể thăng tiến trong hệ thống chính trị đảng trị.
Ông Phan Đình Trạc, sinh năm 1958, quê ở Nghệ An, từng làm giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, với cấp hàm đại tá. Một số ý kiến cho rằng nếu ông Tô Lâm vào “Tứ Trụ", khả năng cao ông Trạc sẽ là người thay thế ở vị trí Bộ trưởng Bộ Công an.
Trước khi vào Bộ Chính trị vào năm 2021, ông Trạc được phân công giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Ông cũng là ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa hiện tại.
Còn có một khả năng khác được đề cập tới, đó là Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Thứ trưởng Bộ Công an, sẽ thay ông Tô Lâm trong trường hợp ông Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới. Nếu khả năng này xảy ra, ông Quang sẽ là gương mặt mới bổ sung vào Bộ Chính trị vốn đã bị hao hụt tới 5 người từ đầu khóa 13 đến nay.
Một gương mặt nổi bật nữa trong Bộ Chính trị là ông Trần Cẩm Tú, sinh năm 1961. Ông Tú có lợi thế về tuổi tác, là một trong ba ủy viên Bộ Chính trị chưa quá 65 tuổi vào thời điểm Đại hội 14 và là người cũng có chân trong Ban Bí thư.
Ông Trần Cẩm Tú quê ở Hà Tĩnh. Ông là ủy viên Trung ương Đảng khóa 11,12 và 13. Tháng 5/2018, ông được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa 12 và được bầu bổ sung vào Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 12.
Tới năm 2021, ông Tú vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tiếp tục giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Với cương vị này, ông Tú là người ký các quyết định đề nghị kỷ luật các đảng viên thuộc diện Trung ương Đảng quản lý.
Các trường hợp cấp cao bị "xử lý" từ đầu năm 2024 tới nay là các ủy viên Bộ Chính trị là ông Vương Đình Huệ, ông Võ Văn Thưởng, ông Trần Tuấn Anh đều xuất phát từ báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Mới đây, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Lê Thanh Hải bị đề nghị kỷ luật cũng từ Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng. Khả năng cao "số phận" ông Hải cũng sẽ được quyết tại cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong tuần này.
 
CUốc hoi chỉ là bù nhìn …trong 4 trụ thôi thì TBT do đãng bầu . 3 Trụ kia ( CT nc , Thủ tướng , CT qh) Đảng cũng bầu trc rồi đưa sang cho Cuốc hoi gật . Mang tiếng Cuốc hoi là Cơ quan quyền lực cao nhất của ND xong chỉ thấy “ Diễn hề” …nên giải tán đi cho đỡ tiền thuế của dân.
 
dm 4 chức gom lại 1 ghế như thằng Ỉn của bắc hàn ý.tự sinh tự diệt đỡ phải đấu đá...dùng chính sách ngu dân như thằng ỉn ấy.chứ dkm cứ quan hệ toàn diện ko bao với tất cả các nước là ết vs sida bỏ mẹ...nhất là quan hệ ko bao vs thằng tàu là húp nc lol luôn =))
 
CUốc hoi chỉ là bù nhìn …trong 4 trụ thôi thì TBT do đãng bầu . 3 Trụ kia ( CT nc , Thủ tướng , CT qh) Đảng cũng bầu trc rồi đưa sang cho Cuốc hoi gật . Mang tiếng Cuốc hoi là Cơ quan quyền lực cao nhất của ND xong chỉ thấy “ Diễn hề” …nên giải tán đi cho đỡ tiền thuế của dân.
Ý cãng nòng rân
 

Có thể bạn quan tâm

Top