Luận Tam Quốc – Truyện và Sử

Thời vận cả thôi, trước đấy thì thằng Lưu Manh cũng nhờ thời vận mà lập lên nhà Hán đó thôi. Không thể so sánh kiểu thế được ông ơi
Mưu việc lớn để thành công thì phải hội đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Lưu Bang thì may gặp bố Hạng Vũ hữu dũng vô mưu nên mới lật kèo được chứ mà gặp Tào Tháo, Tôn Quyền thì kết cục cũng giống thằng chắt xa của mình thôi.
 
Theo ý kiến quan điểm của tao thì tập đoàn chính trị bên Lưu bị phần lớn toàn xuất thân bần hèn, giai cấp vô sản. 3 anh trùm sò thì 1 ông đan dép, 1 ông bán thịt, 1 ông bán rượu. Nếu xét đúng thì cũng giống như khởi nghĩa nông dân, đua đường trường thì khó lòng trụ được với tập đoàn chính trị của Tào ngụy với Đông ngô vốn xuất thân tư bản quí tộc, chiêu mộ được nhiều nhân tài, vốn nhiều, đất rộng. Về sau phe Ngụy nó vẫn ra lò được 1 đống tướng tài, clear luôn bản đồ.
=)) =)) =)) =))
vl, bần hàn thì đc chứ đéo ai lại bần hèn
Tính ra thì nói khó lòng trụ vs Nguỵ thôi, chứ Đông Ngô thì sao lại kém hơn đc, chỉ là kém hơn về Thuỷ quân
Còn nó nhà Thục là khởi nghĩa nông dân càng méo phải, thời đó chỉ có Khăn Vằng là knnd thôi!
 
Mưu việc lớn để thành công thì phải hội đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Lưu Bang thì may gặp bố Hạng Vũ hữu dũng vô mưu nên mới lật kèo được chứ mà gặp Tào Tháo, Tôn Quyền thì kết cục cũng giống thằng chắt xa của mình thôi.
Thì thế mới bảo thời vận. Lưu Bang gặp đúng Hạng Vũ hữu dũng vô mưu, gặp thêm Hàn Tín thiếu quyết đoán sát phạt trong CHÍNH TRỊ (về quân sự thì khỏi bàn), chứ không là cũng dẹo rồi chứ đâu lên được Ngôi mà truyền tận 400 năm.
 
=)) =)) =)) =))
vl, bần hàn thì đc chứ đéo ai lại bần hèn
Tính ra thì nói khó lòng trụ vs Nguỵ thôi, chứ Đông Ngô thì sao lại kém hơn đc, chỉ là kém hơn về Thuỷ quân
Còn nó nhà Thục là khởi nghĩa nông dân càng méo phải, thời đó chỉ có Khăn Vằng là knnd thôi!
Tao bảo bên thục bần hèn đấy có được ko? Với tao thì Lưu Bị nhiều đoạn chứng tỏ độ hèn với giả nhân giả nghĩa vcc ra đó.
 
Tao bảo bên thục bần hèn đấy có được ko? Với tao thì Lưu Bị nhiều đoạn chứng tỏ độ hèn với giả nhân giả nghĩa vcc ra đó.
Đoạn trong Tam Quốc Chí hay lại là đoạn trong tuyểt thuyết thêu dệt Hư Cấu phần lớn nội dung Tam Quốc Diễn Nghĩa. Phải xác định rõ ràng vì đang luận sử liệu đưa đến thất bại của Thục.
 
Đoạn trong Tam Quốc Chí hay lại là đoạn trong tuyểt thuyết thêu dệt Hư Cấu phần lớn nội dung Tam Quốc Diễn Nghĩa. Phải xác định rõ ràng vì đang luận sử liệu đưa đến thất bại của Thục.
Giai đoạn Tam quốc diễn ra cách đây rất lâu rồi bạn, những tài liệu còn lưu lại được đến bây giờ không còn nhiều, chưa kể là không chính xác nữa. Với cả ở cái thời điểm đó thì khả năng truyền thông tin kém thì chưa chắc cái thông tin tiếp nhận của người viết sử đã là chính xác nữa. Thế cho nên chém thì cứ chém cho ngày nó thêm vui thôi.
 
Giai đoạn Tam quốc diễn ra cách đây rất lâu rồi bạn, những tài liệu còn lưu lại được đến bây giờ không còn nhiều, chưa kể là không chính xác nữa. Với cả ở cái thời điểm đó thì khả năng truyền thông tin kém thì chưa chắc cái thông tin tiếp nhận của người viết sử đã là chính xác nữa. Thế cho nên chém thì cứ chém cho ngày nó thêm vui thôi.
Đấy nói thế không ai bắt bẻ bro được. Ngay cả Trần Thọ khi viết sử đề cập đến Gia Cát Lượng cũng chưa dùng được cái tâm trung dung hoàn chỉnh của một nhà sử gia. Cho nên, nhìn sự kiện để rút kinh nghiệm thôi. Còn đánh giá đạo đức ở chữ nhân nghĩa của tiền nhân thì hơi phiến diện
 
Theo ý kiến quan điểm của tao thì tập đoàn chính trị bên Lưu bị phần lớn toàn xuất thân bần hèn, giai cấp vô sản. 3 anh trùm sò thì 1 ông đan dép, 1 ông bán thịt, 1 ông bán rượu. Nếu xét đúng thì cũng giống như khởi nghĩa nông dân, đua đường trường thì khó lòng trụ được với tập đoàn chính trị của Tào ngụy với Đông ngô vốn xuất thân tư bản quí tộc, chiêu mộ được nhiều nhân tài, vốn nhiều, đất rộng. Về sau phe Ngụy nó vẫn ra lò được 1 đống tướng tài, clear luôn bản đồ.
Mày nói đúng, nhưng chỉ ở thời kỳ đầu khi các lộ quân bem nhau thôi. Lúc này vai trò của đám sĩ tộc là rất lớn, nhân tài, nhân lực, vật lực đều từ đây ra, nên các dòng họ lớn như Tào, Viên, Lưu, Đào, Tôn... đều có thể xây dựng lực lượng rất nhanh, rất mạnh. Còn anh bán dép thì chẳng là cái đinh gì nên đành phải đi đầu quân dưới trướng người ta, và dùng kế mị dân để lôi kéo lực lượng là đám lưu dân, nạn dân bằng cái danh nghĩa nhân đức, cái danh chú vua ( đéo biết phải ko) hay nhận láo nhận bừa các chiến công đéo phải của mình kiểu chém Hoa Hùng, chiến Lữ Bố... Sau này nhờ nương tựa Lưu Biểu lại ăn hôi cái Xích Bích nên mới có lực lượng, đến khi thế cục chia 3 định hình thì vai trò của sĩ tộc ko quá lớn nữa, nhà Thục Hán thua vì lực quá yếu thôi, dân số chưa tới 1 triệu ng trong khi Ngụy là hơn 4 triệu ng.
 
Tu
Tao bảo bên thục bần hèn đấy có được ko? Với tao thì Lưu Bị nhiều đoạn chứng tỏ độ hèn với giả nhân giả nghĩa vcc ra đó.
Tuỳ m
M thích nói sao là quyền của m
Nói kiểu cục như m đấy thì để ý m làm gì nữa
Như kiểu đm giang hồ mạng
Đm! Chán
M nói hèn thì m phân tích mẹ ra, đằng này cục súc xong lại chuyển sang giả nhân giả nghĩa thì m nói làm gì!
:burn_joss_stick::burn_joss_stick::burn_joss_stick:
 
Sửa lần cuối:
Phần 2 Giai đoạn tiền Tam Quốc
Hà tiến và Hoạn quan tranh quyền
Trong loạn Khăn vàng Hà Tiến được phong Đại tướng quân. Tiến là người tiến cử Hoàng Phủ Tung, Chu Tuấn và Lư Thực dẹp loạn khăn vàng, có công nên được phong hầu. Kiển Thạc – một hoạn quan to béo được vua yêu – phong làm Thượng quân giáo úy quản lĩnh quân đội đứng trên Đại tướng quân. Quyền lực vẫn trong tay các hoạn quan. Mâu thuẫn giữa ngoại thích và hoạn quan âm ỉ

Tiến là anh trai Hà hoàng hậu, vợ Linh Đế Lưu Hoành – là ngoại thích. Linh đế có 2 đứa con trai – (Thiếu đế) Lưu Biện, (Hiến đế) Lưu Hiệp. Biện do Hà hậu sinh, Hiệp do Vương mỹ nhân sinh. Hiệp thông minh, được Linh đế yêu nhưng Linh đế không dám bỏ ngôi của Biện vì cựu thần phản đối. Hà hậu hạ độc giết vương mỹ nhân nên Đổng thái hậu nuôi Hiệp.

Năm 189, Linh đế chết.

Biện được Hà Tiến ủng lập lên làm Hoàng đế. Nhưng Đổng thái hậu phản đối, muốn dựng Trần lưu vương Hiệp lên ngôi, còn đe dọa Hà thái hậu. Hà tiến bèn đẩy Đổng hậu ra ngoài, đem quan vây phủ Đổng Chiêu – cháu đổng hậu – ép ông ta tự sát. Tập đoàn ngoại thích của Tiến rất nhiều người, rồng cá lẫn lộn, trong đó có Tào Tháo, Viên Thiệu, Viên Thuật.

Tiếp đó,Thạc muốn giết Tiến, nhưng Tiến nhanh tay giết Kiển trước. Nhưng Hà hậu k cho Tiến giết thập thường thị bọn Trương nhượng. Tiến k làm gì được bèn nghe theo kế sách rất ngu xuẩn của Viên Thiệu gọi Đổng Trác và Đinh Nguyên về kinh dẹp loạn để ép Hà Hậu giết bọn hoạn quan. Sự việc chưa đến đâu thì Tiến vào cung bị bọn Trương Nhượng giết chết.

Thiệu vào cung giết sạch hoạn quan. Bọn thập thường thị đem Thiếu đế và trần lưu vương chạy lên mang sơn, đến bến đò biết k thoát được, bèn tự vẫn. Thiệu đem quân đuổi theo bắt được vua nhỏ mang về

Chú 1: Tháo là con cháu Hoạn quan (Tào Đằng) nhưng lại đứng về phe Ngoại thích (Hà Tiến). Tháo có bảo là việc của hoạn quan chỉ cần mấy viên cai ngục là xong, rồi sẽ thất bại chứ k bảo là việc Tiến gọi quân đội về kinh sẽ gây loạn cho thiên hạ.

Chú 2: Thiệu bấy giờ là Hổ bôn trung lang tướng – quản cấm quân (quân hổ bôn) Thuật là Hậu tướng quân. Trong quan chế nhà Hán, Hậu tướng quân chỉ xếp sau Đại tướng quân, Xa kỵ tướng quân, Phiêu kỵ tướng quân và Vệ tướng quân, cùng phẩm hàm với Tiền, Tả, Hữu tướng quân và xếp trên Trung lang tướng, hiệu úy. Về vai vế, Thuật cao hơn Thiệu

Thiệu là con vợ lẽ, được lấy làm con nuôi anh trai của bố. Thuật là con vợ cả. Về lý Thiệu - Thuật anh em con chú bác. Nhưng thực tế Thuật là anh Thiệu (vì Thiệu là con vợ lẽ dù sinh trước) . Cũng do là con vợ lẽ nàng hầu, nên Thuật ghét Thiệu


Đổng Trác cầm binh về kinh, nhưng đứng ngoài nhìn, k vội manh động. Trác rất có mắt nhìn nhận, giảo hoạt k phải kẻ tầm thường. Sau khi Tiến chết, biết đại thế đã đến mới cầm quân vào Lạc Dương. Trác rất mưu mô, dùng miếng rất lạ là đem ngàn quân vào thành, đêm lại mang ra. Bọn Thiệu tưởng là quân Tây Lương rất đông nên sợ Trác.

Trác đem quân vào Cung làm chủ triều chính, ép quần thần đồng ý phế Thiếu đế lập Trần lưu vương lên. Thiệu k làm gì được, chạy về Bột Hải (Hà Bắc) bỏ lại quân đội cho Trác.

Chú 3: Đây là kế rất ngu của Trác. Tao không rõ Trác làm vậy để làm gì. Chẳng lẽ Trác k hiểu phế một kẻ ngu dại, dựng đứa khôn ngoan lên là dở cho mình sao. Để đứa dại làm vua, mình nắm chính sự có phải là thượng sách.

Đã vậy việc phế lập là một việc rất không sáng suốt. Thời đó, tư tưởng trung quân rất rất mạnh. Phế vua là việc làm k khôn ngoan, biến mình thành chỗ cho người ta tấn công.

Tháo cũng bỏ chạy khỏi Lạc Dương, nhưng không phải vì ám sát hụt Trác. Người ta dán cáo thị bắt Tháo, huyện lệnh Trung Mâu bắt được Tháo, viên công tào biết Tháo là người Tuấn kiệt nên xin tha. Trần Cung không phải viên huyện lệnh Trung Mâu, cũng chẳng phải viên công tào. Nhà Lã Bá Sa bị Tháo giết trước đó, chứ k phải sau khi đến Trung Mâu – vì đường đi đến Trung Mâu từ Lạc Dương phải đi qua nhà Lã Bá Sa.


Đinh Nguyên cũng ghét Trác bèn đem quân Tinh châu đánh Trác. Trác thua bèn lấy vàng lụa mua chuộc Lữ Bố, bộ tướng thân thiết của Nguyên. Bố bèn giết Đinh Nguyên mang quân về theo Trác.

Chú 4: TQDN nói Bố nhậc Đinh Nguyên làm cha nuôi. Thật ra không phải. Bố là người Tinh châu, quân trong tay cũng là Tinh Châu, sau này mâu thuẫn với quân Tây Lương của Đổng Trác. Vương Doãn cũng là người Tinh Châu mới lợi dụng điều này để đồng mưu với Bố giết Trác

Một cánh quân khác của Đinh Nguyên là Trương Dương, sau này Dương vì giúp Lã Bố mà mất mạng
.


Trác lại bày một chiêu tối tăm là phong Thiệu – kẻ chống mình làm Thái thú Bột Hải. Thiệu lấy chức Hổ bôn trung lang tướng, thái thú Bột Hải cùng chư hầu nổi lên chống Trác.

Loạn Đổng Trác và 10 lộ chư hầu Sơn Đông
Thiệu về Bột Hải bèn liên kết cùng với 10 lộ chư hầu, hội quân ở Toan Cức đánh Trác. Danh sách gồm

Hậu tướng quân Viên Thuật

Ký châu Mục Hàn Phức

Dự châu thứ sử Khổng Do

Duyện châu thứ sử Lưu Đại

Hà nội thái thú Vương khuông

Bột hải thái thú Viên Thiệu

Trần lưu thái thú Trương Mạc

Đông quận Thái thú Kiều Mạo

Sơn dương thái thú Viên Di

Tế bắc tướng quốc Bão Tín

Chú 5: Còn có mấy lộ chư hầu được kể trong TQDN là

Đào Khiêm

Mã Đằng

Trương Dương

Công Tôn Toản

Trương Dương

Khổng Dung

Tôn Kiên

Trương Siêu

Tôn Kiên là bộ tướng của Viên Thuật, xuất phát từ Trường Sa phía nam đánh lên bắc, không tham gia hội minh. Trương Siêu là em Trương Mạc Tào Tháo bấy giờ là bộ tướng của Kiều Mạo, không phải 1 lộ chư hầu. Mã Đằng là lực lượng phản loạn ở Tây Lương, phía tây Trác, sao đi sang phía đông được? Đào Khiêm vẫn thư từ qua lại với triều đình Lạc dương, nhận sắc phong của Đổng Trác, có thể gọi là trung thành với triều đình, chưa từng tham chiến. Công Tôn Toản đang chuẩn bị tranh địa bàn Ký châu với Hàn Phức, Viên Thiệu lại nhận phong của Trác, k hề tham gia hội minh.

Do Toản không tham gia hội minh nên không có việc Lưu, Quan, Trương tham gia đánh Đổng Trác. Việc Tam Anh chiến Lữ Bố, chém Hoa Hùng, không có thật.


10 lộ chư hầu hội quân, mỗi lộ có từ 1 đến 2 vạn, tổng cộng là hơn 10 vạn. Con số này là rất lớn, quân của Trác ít hơn. Nhưng quân tập trung mà không đánh, chắc vì sợ. Hơn nữa Liên quân mỗi người một chí riêng - đó mới là lý do chính.

Chú 6: TQDN nói Tào Tháo phát hịch kể tội Trác là k đúng, người đó là Kiều Mạo.

Trong khi liên minh án binh bất động thì người mau mắn nhất chính là Tôn Kiên và Tào Tháo. Kiên là người Ngô đất Phú Xuân (Giang Đông). Kiên dũng mãnh, cơ mưu lại trung trinh với Hán triều. Từng tham gia đánh Khăn vàng và Biên chương – Hàn toại.

Lúc ấy Kiên là thái thú Trường Sa, đem quân lên bắc giết Vương Duệ (thứ sử Kinh Châu) và Trương Tú (thái thú Nam Dương) đem quân đóng ở Lỗ Thành. Kiên lấy địa bàn Nam Dương giao lại cho Viên Thuật, Thuật bèn dâng thư lên triều đình Lạc Dương xin phong Kiên làm thứ sử Dự châu.

Chú 7: Thời đó bọn lãnh chúa xin triều đình phong chức cho có chứ không quan tâm là triều đình có phong thật hay không. Viên Thuật đánh nhau với Trác, đương nhiên Trác không đồng ý, nhưng Thuật hay chư hầu không quan tâm. Kiên cũng mặc định nhận cái tước mà Thuật xin cho mình – thứ sử Dự châu.

Cuối năm Canh Ngọ, Kiên lấy danh nghĩa thứ sử Dự châu đem quân đánh Lạc Dương. Trác sai Từ Vinh đánh Kiên, đẩy lùi Kiên. Kiên lại đem quân đánh vùng phía Nam thành Lạc Dương. Trác thấy vậy sai Hồ Chẩn và Lã Bố ra đánh. Nhưng vì Chẩn và Bố mâu thuẫn nên quân tự thua mà vỡ. Kiên đem quân truy kích, giết được Hoa Vinh – bộ tướng của Chẩn. Sau đó Kiên đem quân tới Đại Cốc, thẳng thừng từ chối hợp tác với Trác.

Chú 7: Chi tiết này được xây dựng rất đặc sắc – nào là Hoa Vinh là đại tướng ra đánh với chư hầu, đánh bại Bão Thao (em Bão Tín), đánh bại Tôn Kiên, đánh bại các tướng của Liên quân. Sau đó Quan Vũ ra đánh, Trương Phi thúc trống cổ vũ, chém chết Hoa Hùng khi chén rượu của Tào Tháo mời còn chưa hết ấm.

Thực tế Vũ, Phi và Bị đang là bộ tướng của Công Tôn Toản. Toản khi đó đang ở Bắc Bình, k tham gia hội minh, nên 3 ae vườn đào không tham chiến. Hoa Hùng bị Kiên chém, và Hùng cũng k phải đại tướng của Trác. Người ấy là Hồ Chẩn.

Ở mặt trận phía bắc, Thiệu sai Vương Khuông tới Hà Dương. Trác dùng mẹo đánh tan quân của Khuông. Sau trận ấy, quân Liên minh chư hầu nằm im bất động say sưa tiệc rượu, Không tham chiến. Tào Tháo hiến kế đánh nhưng Viên thiệu k nghe. Tháo cầm mấy nghìn quân tiến về Lạc Dương, thua Từ Vinh. Lại đi mộ thêm mấy nghìn đánh tiếp, nhưng thất bại. Tháo về quê, tự mộ binh, phát triển lực lượng riêng.

Trác thấy quân Kiên áp sát Lạc Dương, bèn đem quân đội và trăm vạn dân lạc dương thiên đô về tây (Trường An). Sự việc k đánh mà tự chạy là một hành động rất hèn và lưu manh. Nó thể hiện tư chất chính trị rất tầm thường của Trác, và cũng là một hành động mất nhân tâm.

Kiên tiến đến Nghi Dương đánh bại Lữ Bố, Bố phải rút về quan Trung. Trước thế công của Kiên, Trác sai cháu là Việt, Đoàn Ổi giữ Thằng Trì, Hoa Âm ở phía tây, con rể là Ngưu Phụ giữ An ấp ở phía bắc làm thế ỷ giốc. Quân Kiên k vượt được Đồng Quan buộc phải dừng lại. Kiên vào Lạc Dương quét dọn tông miếu nhà Hán, rồi kéo quân về nam

Chú 8: TQDN chép Kiên vào Lạc Dương nhặt được ngọc tỷ truyền quốc (mất khi loạn Hà Tiến bị giết) cất riêng, rồi cáo cấp chư hầu rút quân về nam. Sau đó Kiên và Thiệu hục hặc chuyện ấy. Nhiều người nói, chuyện này không có thật. Kiên chưa từng nhặt được Ngọc tỷ truyền quốc. Việc này Ngô lục có chép nhưng k phải vậy. Kiên trung thành với nhà Hán chưa từng lộ ý định cát cứ cướp ngôi như Anh em Viên thuật – Viên thiệu

Chư hầu tan rã.

Lưu đại giết Kiều Mạo. Thiệu chiếm ký châu của Hàn Phức. Trước đó Công Tôn Toản giết Lưu Ngu (người được Thiệu đề nghị làm Hoàng đế chống nhau với Trác) – cướp U châu. Kiên giết chu ngang – người được Thiệu cử làm thứ sử Dự châu. Anh em Thuật Thiệu trở thành thù địch. Thuật về Nam Dương sai Kiên đánh Lưu Biểu – người được triều đình cử làm thứ sử Kinh Châu. Kiên thắng được 1 trận tự mãn, bị phục binh của Hoàng Tổ bắn chết. Mãnh tướng 1 thời một mạng về tây.

Còn về Trác, sau khi Trác vào Trường An cho xây My Ổ 1 thành lớn chứa cất của cải đc 20 năm, ở đó dưỡng già. Nhưng Trác đa nghi, giết rất nhiều người, đã vậy kinh tế Quan Trung suy sụp, Quan lại dân chúng căm hận Trác cực độ.

Vương Doãn, một đại thần người Tinh Châu dụ dỗ được Lữ Bố người đồng hương đồng mưu giết Trác. Bố vốn vì tư thông với tỳ thiếp của Trác bị phát hiện, suýt bị Trác giết, nên cũng muốn giết Trác để trả thù và tránh họa. Vậy là cả 2 lập kế giết Trác. Sau đó Doãn cầm đầu triều chính, Bố cầm quân đội

Chú 9: Truyện TQDN chép việc này rất ly kỳ. Đó là tình tiết tạo ra Điêu Thuyền – a hoàn tuyệt sắc giai nhân - được Doãn nhận làm con nuôi dâng cho Trác, lại dâng cho cả Bố để chia rẽ 2 cha con Bố - Trác. Những việc như Phụng nghi đình, lã Bố hý điêu thuyền…trở thành các đề tài nổi bật cho văn học Đông Á hàng trăm năm qua. Tuy nhiên Điêu Thuyền k có thật, và Doãn cũng k cần nhờ đến Điêu Thuyền hay ai khác để chia rẽ Lữ Bố và Đổng Trác. Tất cả là tưởng tượng của La Quán Trung.

Nhưng Doãn cầm quyền lại k có tư chất nắm đại sự cũng như độ lượng cần thiết. Vì xưa Trác giết nhiều người Tinh Châu, nay Doãn muốn giết hết người Lương Châu - ép chết Ngưu Phụ, muốn giết hết Lý Thôi, Quách Dĩ, Trương Tế - khiến họ phải làm phản (Giả Hủ chính là người bày kế cho tập đoàn kiêu binh Lý Thôi – Quách Dĩ). Doãn bị giết, Bố mang đầu Trác chạy về đông theo Lãnh chúa Sơn Đông.
 
Các thế lực Quân phiệt cát cứ đánh lẫn nhau
Ở Quan Trung, Lý Thôi – Quách Dĩ chia nhau khống chế Hiến đế, Trương Tế (chú Trương Tú) bị đẩy ra Hoa Âm. Năm 195, Thôi và Dĩ đánh nhau to, Hiến đế trốn về đông. Cả Thôi và Dĩ đều suy yếu. Dĩ bị giết, Thôi cũng bị Đoàn Ổi giết để hàng Tháo (198). Trước đó Trương Tế đã chết. Lực lượng Tây Lương của Trác khói tan mây tạnh

Sau khi Liên quân miền Đông tan rã, hàng chục chư hầu đánh nhau nhằm xâu xé lãnh thổ Sơn Đông.

Ở Hà Bắc, sau khi Viên thiệu hiếp Hàn Phức cướp được Ký Châu, đồng thời Công Tôn Toản giết U châu mục Lưu Ngu, Toản và Thiệu đánh nhau ác liệt nhằm thôn tính địa bàn của nhau. Điền Khải là quân của Toản làm thứ sử Thanh Châu, Thiệu cho con cả là Đàm làm thứ sử Thanh Châu. Toản sai Lưu Bị mang quân sang thanh châu giúp Khải chống Thiệu. Mặt trận Hà Bắc giằng co nhiều năm. Năm 195, Toản thua liên tiếp nhiều trận ở U Châu, đồng thời thua lớn ở Thanh Châu. Toản rút về Dịch Kinh cố thủ. Năm 199 bị Thiệu đánh bại mà chết. Thiệu chiếm được 4 châu Hà Bắc (U, Ký, Thanh, Tinh) mạnh nhất quần hùng. Thiệu giao Cao Cán giữ Tinh châu, 2 con Đàm giữ Thanh Châu, Hy giữ U Châu, được phong Đại tướng quân. Vinh quang của Thiệu lên tới cực điểm.

Ở Duyện châu, năm 192 Tháo đánh bại Khăn vàng Hắc sơn chiếm được Đông Quận. Sau đó Duyện châu thứ sử Lưu Đại bị quân Khăn vàng Thanh Châu giết chết, Tháo đem quân cứu Duyện Châu, được Trần Cung ủng hộ làm thứ sử Duyện Châu. Sau nhiều trận đánh lớn với quân Khăn vàng Thanh châu, Tháo thắng lớn, làm chủ Duyện châu, kiếm được 10 vạn quân Thanh châu – Đây là lực lượng nòng cốt của Tháo trong chiến tranh với chư hầu sau này.

Ở Kinh châu, Lưu Biểu nhanh chóng ổn định tình hình Kinh châu. Thuật bị kẹp giữa chư hầu, thua Trương Tú (cháu Trương Tế) k giữ được Nam Dương bèn chạy về Hoài Nam. Năm 196, Thuật k kìm được dã tâm, xưng đế. Nhưng chỉ được 2 năm, sau khi Bố bị Tháo diệt thì đến lượt Thuật. Thuật định chạy lên bắc theo Thiệu, giữa đường bị chết. Tú năm 197 bị Tháo đánh, hàng rồi lại phản, rồi lại hàng.

Chú 10: Tú hàng rồi, Tháo cướp vợ của Tế là Trâu Thị, ức hiếp Tú. Tú nghe lời của Giả Hủ đem quân đánh úp Tháo. Tháo thua, 1 đứa con (Ngang) 1 đứa cháu (An Dân) cùng mãnh tướng Điển Vi bị giết. Nên mới có câu “Ta bị mất 1 đứa con 1 đứa cháu mà k đau bằng mất Điển Vi”

Ở Từ Châu, sau khi cha Tháo bị giết lúc về quê dưỡng già ở Thanh Châu, Tháo k phân biệt xanh chín, đem quân đánh Từ Châu (194), thắng lớn ở Bành Thanh. Đào Khiêm rút về Đan Dương, sai người cầu cứu Điền Khải. Khải bèn sai Lưu Bị sang giúp Khiêm, đẩy lui được Tháo. Tức giận Tháo tàn sát dân Từ Châu.

Trương Mạc và Trần Cung thấy Tháo mất nhân tâm bèn ủng hộ đón Lữ Bố về làm chủ Duyện Châu. Vốn Bố từ Quan Trung sang k được Thiệu – Thuật và Trương Dương dung thứ bèn về Duyện châu. Bố có được Duyện châu như miếng mỡ từ trời ban xuống cho con mèo đói. Nhưng Bố k chiếm hết được Duyện châu, còn 3 thành trung thành với Tháo. Bố k giữ nơi hiểm yếu lại đóng ở Bộc Dương cự nhau với Tháo. Năm sau, Tháo đổi cách đánh, đánh tan quân Bố, Bố thua bỏ về Từ Châu theo Bị (lúc này Khiêm đã chết Bị được nhường chức châu mục Từ châu)

Nhưng Bố nương nhờ Bị rồi lại cướp Từ Châu của Bị. Hòa với Thuật ở Hoài Nam đánh Tháo, lại hòa với Tháo đánh Thuật. Một kẻ bội tín bội nghĩa như Bố k có kết cục trọn vẹn. Năm 198, Bố đuổi được Bị khỏi Tiểu bái, Bị sang nương nhờ Tháo. Năm đó, Tháo đem Bị sang đông đánh Bố. Bố thua bị bắt giết ở Lầu Bạch Môn.

Chú 11: Trần Cung có kế mà Bố k dùng lại nghe lời vợ là Nghiêm thị, đúng là ngu dại. Trương Liêu hàng Tháo trong dịp này nhưng k phải vì Vũ xin cho. Vũ bắt được vợ lẽ của Bố, mấy lần xin riêng với Tháo, Tháo bèn cướp lấy của mình!

Ở Dương Châu, Thuật muốn đánh chiếm Lư Giang, Cửu Giang bèn sai Tôn Sách (con của Kiên – người đem gia quyến của Kiên theo về với Thuật) đánh, nhưng lại bội ước nhiều lần với Sách. Sách bèn xin sang đông đánh Lưu Do – người được Trác phong làm thứ sử Dương Châu. Sau khi diệt Lưu Do, Sách chiếm được Cối Kê của Vương Lãng, Ngô quận của Nghiêm Bạch Hổ, Đan Dương của Tổ Lãng, rồi Dự Chương của Hoa Hâm. Về cơ bản Sách đã làm chủ Giang Đông.

Năm 197, Thuật xưng đế, Sách tuyệt giao với Thuật, được Tháo phong chức tước. 2 năm sau, Thuật chết, Sách chiếm nốt Lư Giang và Cửu Giang của Thuật. Như vậy chỉ trong có 5 năm Sách đã kiêm tính gần như toàn bộ Dương Châu nhà Hán. Nhân lúc Tháo đi đánh Thiệu, Sách định tập kích Hứa xương nhưng bị bộ hạ của Hứa Cống ám sát mà mất mạng. Ngôi vị thủ lĩnh Giang Đông được trao cho em trai – Tôn Quyền.

274947

Bản đồ chư hầu Năm 196

Ở Ích châu, Lưu Yên làm châu Mục. Quân khăn vàng còn ở nhiều nơi. Sau Yên sai Trương Lỗ đánh Hán Trung để án ngữ lối vào Thục. Lỗ thắng bèn giữ Hán Trung chống lại Yên. Ích châu bị chia 2 – Đông Xuyên là Hán Trung và Tây Xuyên là khu vực còn lại do Yên cai quản.

Ở Giao Châu, Sĩ Nhiếp được phong làm thái thú Giao Chỉ, dần dần kiểm soát cả Giao Châu. Khu vực này thần phục yên ổn suốt thời Đông Hán và Đông Ngô. Quyền chia Giao Châu làm 2, đem Hợp phố về bắc làm Quảng Châu. Sau Nhiếp chết, Quyền dẹp được họ Sĩ, nhập Quảng Châu vào Giao Châu như cũ.

Lại nói về Từ Châu, tuy Tháo chiếm được mà trả cho Bị, lại để cho Xa Trụ làm thứ sử. Đem về giam lỏng ở Hứa Xương – phong làm Tả tướng quân. Bị lẻn đi về phía đông, giết Xa Trụ cướp lại Từ Châu. Nhưng Bị đánh được Xa Trụ mà không có sứ đánh Tào Tháo. Chỉ 1 trận Tháo sang đông mà tan vỡ, Bị trốn lên bắc theo Thiệu, Phi trốn về Nhữ Nam, Vũ cùng đường hàng họ Tào

Chú 12: Có thuyết nói Bị liên minh với Đổng Thừa để chống lại Tào Tháo. Việc này k đúng, có thể là sau khi Bị trốn đi, mới chép chung vào việc của Đổng Thừa để lấy cớ đánh Từ Châu.

Vũ hàng Tháo nhưng k đưa ra 3 điều kiện như TQDN. Một chi tiết nữa là việc Hiến đế nhận họ (Lưu hoàng thúc) là không có thật. Dòng dõi Lưu Bị không xét được, k có chuyện Hiến đế đồng mưu và nhờ Bị như trong TQDN.


Về cơ bản, đến khoảng năm 200 miền Bắc TQ – ngoại trừ Tây Lương trong tay Mã Đằng – Hàn Toại và Công Tôn Độ kiểm soát Liêu Đông – thì chỉ còn 2 lãnh chúa lớn là Viên Thiệu (Kiểm soát 4 châu Tinh – Ký – U – Thanh) và Tào Tháo (3 châu Từ - Duyện – Dự, 1 phần các châu Kinh, Dương). Cuộc chiến lớn kiểm soát miền Bắc phải diễn ra ở phía trước

Khống chế thiên tử, ra lệnh cho chư hầu
Năm 195, vì cùng khổ, Hiến đế bí mật trốn thoát về đông. Hành trình đông tiến gian nan sau 1 năm mới tới Lạc Dương. Đổng Thừa k muốn Hàn Tiêm nắm quyền bèn mời Tháo từ Duyện Châu đến hộ giá. Tháo nghe kế của Mao Giới - Giúp thiên tử mà đánh dẹp phản thần, đem quân đánh bại Hàn Tiêm đón Hiến đế về Hứa Xương

Thiệu ở phía bắc cũng được Thư Thụ đề xuất ý tưởng Hiếp thiên tử mà ra lệnh cho chư hầu. Nhưng Thiệu nghe lời của Quách Đồ, Thuần Vu Quỳnh do dự mà không nghe lời. Đến lúc Hiến đế về Hứa xương, Thiệu hối hận bảo Tháo mang hiến đế tới chỗ mình. Nhưng lúc này Tháo đã có Hiến đế trong tay đời nào nghe theo Thiệu nữa

Tháo giữ thiên tử, dùng mệnh lệnh chế ngự chư hầu là một trong những điểm quan trọng để Tào Tháo thành công. TQ cổ đại trọng tính chính danh, ai giữ thiên tử nghĩa là người đó có quyền lực chi phối các đối thủ khác trong tay, đem quân đi đánh đối thủ là vì vâng lệnh vua. Hơn nữa Tháo có vua trong tay thì có thể giữ chính nghĩa, chống lại cuộc tấn công (phạm thượng) của đối thủ.

Tháo làm thừa tướng, k phải là vua mà lại là vua, khuynh loát triều chính hơn 20 năm cũng nhờ việc này. Đây cũng là tiền lệ để cho các quyền thần đời sau dùng làm bàn đạp cướp ngôi vua.

Thống nhất Phương bắc và tài năng của Tào Tháo
Trận Quan Độ có vai trò rất lớn trong giai đoạn tiền Tam Quốc. Nó là dấu mốc kết thúc giai đoạn thống trị của Viên Thiệu ở Hà Bắc và thống nhất Hoa Bắc sau hơn 10 năm chiến tranh liên miên. Cuộc chiến diễn ra sau khi Thiệu đánh bại Toản ở phía bắc còn Tháo dẹp được các lực lượng Lưu Bị, Viên Thuật, Trương Tú, Lữ Bố.

Về quân đội, cả 2 bên sở hữu lực lượng rất mạnh. TQDN nói Tháo có 7 vạn, Thiệu có 70 vạn nhưng tất nhiên k đáng tin. Có nguồn nói Tháo có 4 vạn, Thiệu có 14 vạn hay Tháo có 10 vạn Thiệu có hơn 10 vạn. Tao nghĩ thuyết thứ 3 là đúng. Lực lượng của Tháo k thể ít hơn Thiệu nhiều được. Chắc chắn phải xấp xỉ nhau mới có thể có cuộc chiến cân sức như vậy. Quân Tào nếu ít hơn nhiều thì họ Viên sẽ bao vây chặt, chỉ vậy thôi đã đủ đánh bại Tào tháo rồi.

274948
Bản đồ Trận Quan Độ
Về nhân sự, Táo Tháo sở hữu rất nhiều tướng giỏi – anh em họ Tào, họ Hạ Hầu, Trương Liêu, Từ Hoảng, Vu Cấm, Nhạc Tiến và Quan Vũ. Quân sư có Tuân Úc, Tuân Du, Quách Gia, Trình Dục, Giả Hủ.. nhưng bị thiếu lương nên chỉ thích hợp với đánh lâu dài (như lời của Quách Gia). Bên Thiệu có Thư Thụ, Điền Phong nhưng đều k được Thiệu trọng dụng. Tướng có Nhan Lương, Văn Xú là mãnh tướng đất Hà Bắc nhưng đều là dạng hữu dũng vô mưu. Ngoài ra còn có Lưu Bị về hàng. Thiệu đánh lâu dài sẽ nhàn.

Thiệu sai quân đánh Bạch Mã, đại quân đánh Diên Tân ở Phía Tây của Bạch Mã. Tháo đem quân cứu Bạch Mã, ở đây Vũ 1 mình 1 ngựa chém chết Nhan Lương, giải vây cho Bạch Mã. Sau đó quân Tháo đi về phía Tây đánh Diên Tân. Văn Xú bị loạn tên bắn chết (k phải do Vũ giết) . Do quân ít Tháo rút về Nam.

Chú 13: Thời điểm này Vũ biết Lưu Bị còn sống bèn bỏ Tháo về với Bị. Không có chuyện qua 5 cửa chém 6 tướng, cũng k có chuyện đốt đuốc trông chị dâu. Nhưng việc Vũ vừa giết đại tướng của Thiệu mà lại sang quân doanh của Thiệu là một việc làm nguy hiểm, còn hơn qua 5 cửa chém 6 tướng. Tháo biết việc, cảm khái khen Vũ, nhưng tuyệt nhiên k rời khỏi trận địa.

Bị thấy Thiệu rốt cục sẽ thất bại bèn xin đi đến Nhữ Nam đánh tập hậu Tháo, rồi chạy về với Lưu Biểu, đóng quân ở Tân Dã.

Mấy tháng sau 2 bên đại chiến ở Quan Độ, phía nam dòng Biện Thủy. Tháo chống nhau với Thiệu hơn trăm ngày. Sau đó nội bộ quân Thiệu lục đục, Hứa Du sang hàng. Tháo biết quân Thiệu chứa lương ở Ô Sào bèn dẫn kỵ binh đánh úp, đốt cháy kho lương giết Thuần Vu Quỳnh, rồi đại phá quân Thiệu. Thiệu dẫn 1 nhúm kỵ binh chạy về Hà Bắc. Trận Quan Độ là điểm kết của Viên Thiệu

Hai năm sau Thiệu chết. Các con của Thiệu đánh nhau. Tháo ngư ông đắc lợi, dần dần diệt 3 anh em Đàm – Thượng – Hy và cháu của Thiệu là Cao Cán cùng Đạp Đốn, thủ lĩnh Ô Hoàn ủng hộ họ Viên. Năm 207 thống nhất được Hà Bắc.

Năm 211, Tháo đem quân về Tây đánh bại 10 vạn Liên quân Mã Siêu – Hàn Toại. Miền Bắc chính thức là của Tào Tháo.

Trong các tướng lĩnh quân sự cổ đại tao rất phục Tào Tháo. Có 1 chuyện ntn, xưa Thiệu và Tháo còn chơi với nhau, Thiệu hỏi Tháo rằng: “Nếu như việc chẳng xong, thì nên chiếm cứ mặt nào?” Tháo nói: “Ý của túc hạ thì sao?” Thiệu bảo: “Ở phía nam ta giữ lấy Hoàng Hà, phía bắc ngăn các xứ Yên- Đại, kiêm gồm dân chúng Nhung-Địch, ngoảnh về nam để tranh thiên hạ, như vậy có thể nên việc chăng?” Tháo nói: “Ta dùng trí lực của người trong thiên hạ, lấy đạo lý chế ngự họ, chẳng chỗ nào là không ở được.”

Về Trí thuật

Từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc đến Tam Quốc, người ta đều dựa vào địa thế hiểm trở để chế ngự địch. Thiệu cũng là dựa vào điều đó. Trái lại Tháo chiếm cứ Duyện Châu để làm bàn đạp bình thiên hạ. Đây là nơi giữa đồng bằng Hoa Bắc, Tứ bề thọ địch, vậy mà cuối cùng đánh bại quần hùng, độc chiếm Trung Nguyên. Đó là do trí thuật của Tháo hơn hẳn người ta, bầy tôi giỏi cũng không hơn được.

Tự cổ vua chúa rất ít người tài năng hơn kẻ dưới, giỏi như Lưu Bang, chẳng qua là giỏi dùng người. Cùng thời Lưu Bị, Tôn Quyền cũng như vậy, chẳng qua là do võ tướng văn quan xuất sắc chứ tự mình cầm quân thì thường thua nhiều hơn thắng. Nhưng Tháo thì ngược lại, tự tay quyết định hết mọi việc. Tháo còn trẻ suốt ngày đọc sách, giỏi binh pháp, tự mình chế định lại Binh Pháp tôn tử, gọi là tân thư. Trong bụng chứa đầy mưu kế. Lúc phòng thủ Hợp Phì chống lại quân Ngô, Tháo viết thư dặn việc cho Trương Liêu mà thắng được Quyền – đúng với câu liệu việc như thần. Lại như lúc Tháo đánh Hy, Thượng chạy tới Liêu Đông, Tháo rút quân về và biết – nếu về sẽ lấy đươc đầu họ Viên, còn ở lại thì phải tốn xương máu mà việc chưa chắc đã thành.

Về dùng người

Một điểm đặc trưng khác của Tháo là giỏi dùng người. Có tài là dùng, theo lối Pháp gia, tận dụng hết khả năng của người ta. Vả lại Tháo dùng k phận biệt kẻ thù hay không. Hàng phục được là dùng. Các tướng Trương Liêu, Bàng Đức, Cao Lãm, Sái Mạo, Trương Tú…mưu thần như Hứa Du, Giả Hủ…đều là người của địch nhưng đều được Tháo dùng hết khả năng của mình. Người xưa có câu thời loạn, anh hùng trọng anh hùng. Tháo không thẹn với 2 chữ anh hùng.

Tháo khôi phục lại sản xuất, bỏ hình pháp khắc nghiệt, quân đội kỷ luật nghiêm minh dân chúng sợ luật phát, khiến cho kinh tế phát triển, xã hội ổn định, lấy được lòng người thiên hạ. Đó là cái mà 2 nhà Ngụy Tấn được hưởng từ Tào Tháo.
 
Mày mà nghỉ như vậy chắc mấy thằng sx sextoy phá sản hết rồi :vozvn (3):
:)) loll tao thấy tao với mày lạc đề vãi ra rồi đó, ngta lập cái thớt ra để nghiêm túc trao đổi, để rồi nghiền ngẫm nghỉ lại chuyện đời. Tao thấy mày với thằng loll @Thichnhatquan là 2 loll chuyên đi phá cái sự nghiêm túc của người khác. Mấy thằng nhây nhây lầy lầy. Thôi mình lịch sự đi trả lại cho ngta cái ko gian nên có đi :vozvn (4):
 
Dm toàn do thằng đầu buồi La Quán Trung thủ dâm mà ra thôi. Lịch sử có cái lồn gì chứng minh đâu, muốn nói cc gì chả đc. Như Kim Dung sáng tác truyện kiếm hiệp bay nhảy, chưởng nứt cả núi. Ra thực chiến MMA hành như chó =))
Nói vậy ko đúng đâu mày văn học nó khác võ học. Nhờ có mấy cái này mà phim ảnh, văn hóa TQ nó bay xa chứ như VN thì HS học chục năm đéo nhớ nổi ai là ai Quang Trung là anh em Nguyễn Huệ. Giờ thử ra Lào hay Hàn hỏi nó biết Trần Hưng Đạo không chúng nó biết cái đầu bùi ấy chứ biết còn Gia Các Lượng thì có khi nó lại kể cả nội dung quyển tam quốc ra.
 
:)) loll tao thấy tao với mày lạc đề vãi ra rồi đó, ngta lập cái thớt ra để nghiêm túc trao đổi, để rồi nghiền ngẫm nghỉ lại chuyện đời. Tao thấy mày với thằng loll @Thichnhatquan là 2 loll chuyên đi phá cái sự nghiêm túc của người khác. Mấy thằng nhây nhây lầy lầy. Thôi mình lịch sự đi trả lại cho ngta cái ko gian nên có đi :vozvn (4):
Mày tag đúng người chứ ?!

Có cần căng thẳng vậy ko ?!

Thớt này tao phá chổ nào ?!
 
Mày tag đúng người chứ ?!

Có cần căng thẳng vậy ko ?!

Thớt này tao phá chổ nào ?!
:vozvn (23): :vozvn (23): :vozvn (23):
55908"]
:)) loll tao thấy tao với mày lạc đề vãi ra rồi đó, ngta lập cái thớt ra để nghiêm túc trao đổi, để rồi nghiền ngẫm nghỉ lại chuyện đời. Tao thấy mày với thằng loll @Thichnhatquan là 2 loll chuyên đi phá cái sự nghiêm túc của người khác. Mấy thằng nhây nhây lầy lầy. Thôi mình lịch sự đi trả lại cho ngta cái ko gian nên có đi :vozvn (4):
[/QUOTE]
Mày thấy chưa, ko nhờn được với Thích đại du đâu nhá, chả ai dễ nói chuyện như tao :boss:
 
Tháo cũng qua trăm trận thất bại mới thành công.
Tiếc là con cái lại không giữ được cơ nghiệp, nhưng vang danh ngàn năm cũng là cái thơm để đời rồi.
 
Tao thích tư mã ý, Tào Tháo, Ngụy Diên, Trương Liêu, Từ Hoảng, Lục Tốn...
 
Top