THIỆN CÓ GIỚI HẠN, ÁC THÌ TẬN CÙNG

Thì theo mình như mình nói ở trên.
Cái tâm lí của mình quyết định rất nhiều.

Ai cũng biết hút thuốc là tăng tỉ lệ ung thư phổi nhưng mấy ai cai được. Thậm chí là một ông bác sĩ khoa phổi hằng ngày rao giảng điều đó cho bệnh nhân nhưng khi hết ca hay có khoảng trống thời gian là ổng châm điếu thuốc lên hút liền.

Bởi vậy tâm lí còn người là cái phức tạp, biết hại, biết bậy bạ nhưng mình vẫn ráng kiếm lí do, lí trấu nào đó để lí luận, tìm ra mặt tốt của nó.

Mình thấy khi làm hay theo đuổi một cái gì đó quá lâu dần dần con người sẽ không còn tin vào đường lối mình theo đuổi nữa.
Sẽ có những hoài nghi, ngờ vực nhưng mà “ lỡ phóng lao rồi thì phải theo lao” hehe 🙏
Và khi theo lao rồi mấy ai đứng lên thừa nhận tôi đi sai đường huynh nhỉ.
 

“Được mất dương dương người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không Tiên, không vướng tục”​

 
Thông nào đứng giữa trời, đủ tuổi nó đốn làm khăn giấy chùi đýt.
Thiện ác là định nghĩa xếp loại của con người.
Tự nhiên thì khắc nghiệt lắm, sự sống là 1 điều kỳ diệu của hoạt động vật chất rồi.
 
Khi bạn đủ trải nghiệm nhân sinh, bạn sẽ thấy rõ trong tự nhiên không có giống vật nào ác hơn con người.

Con người là loài ác nhất mà tạo hoá sinh ra. Chỉ có con người mới biết cài bẫy, hãm hại đồng loại mà không phải vì miếng ăn sinh tồn.

Ngày xưa các cụ ta biết không thể chống nổi cái ác đó nên mới tìm nơi hẻo lánh quy ẩn. Đó không phải là thái độ sống tiêu cực mà hiểu rõ sự bất lực tận cùng khi cái ác vận hành.

Khi tráng kiện người ta mơ công danh, vẫy vùng như Nguyễn Công Trứ: "Đã mang tiếng ở đất trời, phải có danh gì với núi sông".

Nhưng cũng Nguyễn Công Trứ đó sau vài chục năm chốn quan trường nếm đủ công danh lẫn bĩ cực cuối đời phải thốt lên:
"Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo"
Cũng là do bản chất của loài người thôi, hoặc do sự tiến hoá của loài người, ở 1 địa vị như vậy, hoàn cảnh như vậy nếu ko hành động thì người khác cũng sẽ làm.
Có sinh thì có tử, trong tử lại có sinh.
Sự diện vong của sự việc này mang lại sự sống cho việc khác và ngược lại.
Vật cùng tất biến.
 
Thông nào đứng giữa trời, đủ tuổi nó đốn làm khăn giấy chùi đýt.
Thiện ác là định nghĩa xếp loại của con người.
Tự nhiên thì khắc nghiệt lắm, sự sống là 1 điều kỳ diệu của hoạt động vật chất rồi.
Pháp môn hì ?
 
Theo các hạ thì có "nhân chi sơ tính bản thiện" không ?
Ko nhé. Nhân chi sơ tính bản ác. Con nít vốn tính ích kỉ. Chỉ chăm chăm giành cái tốt cái đẹp về mình. Lớn lên có giáo dục nó sẽ khác
Mỗi lần gặp câu này, tao lại nhớ đến 1 nhà hiền triết đã từng nói :

Nhân chi sơ, tính bản thiện nghĩa là ai sinh ra đều có tính thiện cả thì nói thật là thiện cái lìn. Một đứa trẻ mới sinh ra đều đã mang mầm mống của nó để lại từ các kiếp nó gây ra, nó ngổ ngáo, nó độc ác, nó khổ dâm, nó bệnh hoạn đều hay nó hiền lành nhu mỳ đều đã được tự nó tích trữ sẵn rồi, chỉ chờ đủ duyên là phát tác thôi. Ví như đứa nào có bản tính máu chó khi gặp trường hợp cần tới bạo lực là nó xiên ngay, nhưng có những thằng thì run đái ra quần.

Còn nhiều thằng nghĩ là kệ mẹ nhân quả, bố mày chỉ biết kiếp này thì rất có thể kiếp trước bọn mày cũng nghỉ vậy nên kiếp này bọn mày Loser thì cũng đừng đổ lỗi cho Chúa hay Phật. Tất cả là do mình mà ra, cs rất công bằng chứ đừng kêu ca gì cả.
 
Khi bạn đủ trải nghiệm nhân sinh, bạn sẽ thấy rõ trong tự nhiên không có giống vật nào ác hơn con người.

Con người là loài ác nhất mà tạo hoá sinh ra. Chỉ có con người mới biết cài bẫy, hãm hại đồng loại mà không phải vì miếng ăn sinh tồn.

Ngày xưa các cụ ta biết không thể chống nổi cái ác đó nên mới tìm nơi hẻo lánh quy ẩn. Đó không phải là thái độ sống tiêu cực mà hiểu rõ sự bất lực tận cùng khi cái ác vận hành.

Khi tráng kiện người ta mơ công danh, vẫy vùng như Nguyễn Công Trứ: "Đã mang tiếng ở đất trời, phải có danh gì với núi sông".

Nhưng cũng Nguyễn Công Trứ đó sau vài chục năm chốn quan trường nếm đủ công danh lẫn bĩ cực cuối đời phải thốt lên:
"Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo"
Phóng hạ đầu đao, lập địa thành phật. Xin hãy xuất gia!
 
1 niệm thành ma, nhập ma thì dễ, chứ tu đạo thì khó...ở đời thì cái này dễ thì làm trước, haiz.
 
Các mày triết ní coá tâu chị biết dã thú man rợ còn không tận diệt đồng loại con người thì sao?
 
Ko nhé. Nhân chi sơ tính bản ác. Con nít vốn tính ích kỉ. Chỉ chăm chăm giành cái tốt cái đẹp về mình. Lớn lên có giáo dục nó sẽ khác
Tao không đồng quan điểm vs mày, con nít chỉ lấy cái nó nghĩ là thuộc về nó cũng như ăn khi đói còn không đói nó cũng không đòi. Theo tao là không thiện, không ác theo thói đời mà diễn biến.
 
Như Tô Bò rừng bản chất hiện tại cũng đứng trên triệu người, tiền tài và danh vọng chẳng thua ai.

Nhưng mà đời sống ngắn ngủi.

Nhưng vì cái bản ngã, cái tôi ngút trời + tham đắm trong quyền lực mà bữa giờ oanh tạc.

Bây giờ cho hạ bệ toàn bộ ngồi trên ghế chí tôn như Tập Đế thì cao lắm hơn chục năm là căng. Gần 80 thì đầu óc lú lẫn, nhiều khi đái ỉa không kiểm soát, ngồi cười cười nước dãi chảy ròng rọc.

Chính vì sự chứng tỏ, tham mê mà cái gì cũng dám làm, không ngó lại thực tại là tuổi già, cái chết đang cận kề. Một đời oanh liệt rồi cũng như tuồng diễn đến lúc khép lại, hạ màn 🙏
Ai kêu lúc ảnh lỡ ăn có miếng bò mà cả tổng làng lao vào chửi bới ảnh làm gì
2 năm sau ảnh tiễn từng thằng nhục mạ lên đường :vozvn (19):
 
Bản chất con người vốn không có bản chất ( không thiện - không ác ), như một tấm gương, trong sạch và hiểu biết. Những bậc giác ngộ sau khi xóa tan vô minh thì đều thấy được bản chất này, và họ mô tả nó chỉ có tính sáng và tính biết.

Mọi thứ tạo nên cái gọi là bản chất, bản năng, tính cách của con người sau này khi trưởng thành, được tạo nên bởi trí nhớ. Qua quá trình sống, trí nhớ ghi lại cảm gác sướng hay khổ trong những điều kiện cụ thể, từ đó luôn hướng tới những điều kiện tạo ra cảm giác sướng, tránh xa những điều kiện tạo ra cảm giác khổ. Đấy là tuệ giác cơ bản của Phật giáo, tâm lý con người bị chi phối bởi ngũ uẩn, hình thành nên cái tôi biết ham muốn hay sợ hãi. Phân tâm học của Freud cũng nói mọi động lực, tham vọng của con người được bắt đầu từ ham muốn tính dục, tích lũy dần qua các động chạm vào bộ phận nhạy cảm từ thuở nhỏ (đọc 5 giai đoạn phát triển tâm lý tính dục).

Krishnamurti cũng nói rằng, con người thực chất luôn sống trong trí nhớ, ví dụ thấy một cái gì gợi lên cảm giác ưa thích, thì thật ra cái cảm giác ưa thích đó chính là trí nhớ nhắc lại kinh nghiệm đã trải qua trong quá khứ với cái đó. Vì vậy con người luôn giam mình trong ký ức của chính mình, không thể nào hiểu được thực tại đang là, và bản chất con người là sự ích kỷ cho cái tôi được tạo thành bởi quá khứ. 🙏 @dungdamchemnhau
Chào bác. Lâu rồi tôi mới thấy có người nhắc tới Freud. Cách đây hơn 10 năm thuở còn say mê đọc sách tôi tìm kiếm sách dịch về Phân Tâm Học hầu như ko có (đa số là dạng trích dẫn). Xin hỏi bác có thể cho tôi xin 1 vài nguồn được ko ạ. Xin cảm ơn.
 
Top